3 vấn đề khi đi ngủ làm ảnh hưởng hạnh phúc vợ chồng

Tỉnh giấc giữa đêm, nhịp sinh học khác nhau hay ngủ chung với con cái là những vấn đề có thể gây ảnh hưởng hạnh phúc vợ chồng.

Phần 1: 4 vấn đề khi đi ngủ làm ảnh hưởng hạnh phúc vợ chồng

1. Tỉnh giấc giữa đêm

Bỗng nhiên tỉnh giấc giữa đêm không phải hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là dấu hiệu của chứng mất ngủ hoặc do căng thẳng, sử dụng đồ điện tử, môi trường ngủ kém...

Khi bạn tỉnh giấc và không thể ngủ lại sau 15 hoặc 20 phút, bạn sẽ cảm thấy chán khi nằm một chỗ.

Tuy nhiên trong tình huống này, điều đầu tiên bạn cần nhớ là phải tôn trọng vợ hoặc chồng mình, không ảnh hưởng giấc ngủ của đối phương.

Giải pháp ngắn hạn: Ra khỏi giường, vào một phòng riêng và làm điều gì đó giúp bạn tĩnh tâm cho đến khi cảm thấy buồn ngủ trở lại.

Đừng làm bất cứ điều gì khi bạn ở bên cạnh vợ hoặc chồng bạn. Chỉ quay lại phòng ngủ khi bạn đã sẵn sàng đi ngủ.

Giải pháp dài hạn: Cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh, trong lành. Không xem điện thoại, máy tính gần giờ đi ngủ.

Tránh đồ ăn, thức uống có caffeine gần giờ đi ngủ. Áp dụng một số thói quen giúp bạn thư giãn. Đi ngủ đúng giờ.

2. Nhịp sinh học xung đột

Có những người thích ngủ sớm, dậy sớm, cũng có những người thích làm "cú đêm".

Mỗi người đều có một đồng hồ sinh học riêng quyết định khi nào chúng ta cảm thấy buồn ngủ nhất.

Nó cũng có thể thay đổi theo tuổi tác: người trẻ thường tỉnh táo nhất vào buổi tối, còn khi tuổi tác tăng lên sẽ thích ngủ sớm, dậy sớm.

Nếu bạn nhận thấy vợ chồng bạn có nhịp sinh học trái ngược nhau, điều quan trọng là cả hai nên tuân theo giờ đi ngủ của riêng mình và theo nhịp sinh học của mình.

Người thích thức khuya nếu đi ngủ quá sớm có thể sẽ bị mất ngủ, vì ép buộc cơ thể phải đi ngủ khi chưa sẵn sàng sẽ gây lo âu, khó chịu.

Giải pháp: Vợ chồng đi ngủ vào những giờ giấc khác nhau là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dùng ánh sáng để điều chỉnh giờ ngủ phần nào.

Khi trời tối, cơ thể bạn sẽ sản xuất hormone ngủ melatonin, và ngừng sản xuất khi có ánh sáng để báo chúng ta đã đến lúc thức dậy.

Do đó tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng hoặc tắt hết ánh sáng vào buổi tối có thể giúp các "cú đêm" thay đổi một chút đồng hồ sinh học của mình.

3. Ngủ chung với con cái

Ngủ chung giường với trẻ nhỏ có thể gây xáo trộn nhịp sinh hoạt ban đêm của vợ chồng. Bạn có thể bị đánh thức đột ngột, giấc ngủ bị gián đoạn hoặc bị con nhỏ chiếm giường.

Hôn nhân có thể trở nên căng thẳng vì điều này, nhất là nếu một trong hai vợ chồng phai rời phòng để nhường chỗ cho con. Nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy bế tắc trong tình huống này.

Giải pháp: Đã đến lúc bạn nên cứng rắn cho con ngủ riêng giường. Con cần học cách tự đi vào giấc ngủ.

Ngủ chung có thể gây hậu quả lâu dài về nhận thức và hành vi đối với trẻ và làm cha mẹ mất giấc ngủ ngon, lành mạnh. Trẻ cũng sẽ khó bỏ thói quen ngủ chung với cha mẹ khi lớn.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan