Báo Điện tử Gia đình Mới

Thêm 187 ca nhiễm mới, TP.HCM siết chặt các giải pháp đảm bảo an toàn cho các bệnh viện

Bộ Y tế mới công bố thêm 187 trường hợp nhiễm COVID-19 tại TP.HCM, trong đó có nhiều ca chưa rõ nguồn lây, được phát hiện qua khám sàng lọc tại các bệnh viện.

Như vậy tính từ 18 giờ ngày 29/6 đến 18 giờ ngày 30/6, TP.HCM ghi nhận 249 trường hợp nhiễm mới là: BN16446-BN16507; BN16561-BN16623; BN16736-BN16859.

Trong số 249 trường hợp nhiễm mới có: 229 trường hợp là các trường hợp tiếp xúc với các bệnh nhân đã được công bố trước đó đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa; 16 trường hợp mới phát hiện đang điều tra dịch tễ; 4 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp.

  Bộ Y tế mới công bố thêm 187 trường hợp nhiễm COVID-19 tại TP.HCM. Ảnh minh họa

Bộ Y tế mới công bố thêm 187 trường hợp nhiễm COVID-19 tại TP.HCM. Ảnh minh họa

Được biết, 229 trường hợp là các tiếp xúc được điều tra truy vết liên quan đến các ổ dịch gồm: chuỗi chợ đầu mối Hóc môn - chợ Sơn Kỳ (18); chuỗi Ehome 3 (14); chuỗi công ty Lạc Tỷ Bình Tân (12); chuỗi công ty Minh Thông ở Hóc Môn (11); chuỗi điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng (08); chuỗi KCN Tân Phú Trung (09); Chuỗi liên quan nhân viên Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới (06); chuỗi liên quan nhân viên UBND Quận 7 (01); chuỗi liên quan vựa ve chai Đề Thám Quận 1 (05); chuỗi liên quan xưởng cơ khí ở Hóc Môn (07); Chuỗi chợ Bình Điền Quận 8 (08); chuỗi liên quan chợ khu phố 2, an lạc Bình tân (04); Chuỗi liên quan chung cư Phú Thọ-Quận 11 (04); chuỗi liên quan Công ty Trung Sơn (06); Chuỗi liên quan công ty Kim Minh Quận 5 (02); Chuỗi liên quan HNAM MOBILE (05); Chuỗi liên quan nhà trọ Phường 9, Gò Vấp (04); Chuỗi liên quan nhà trọ Hồ Học Lãm  An Lạc, Bình Tân (01); liên quan BN11990 (04); liên quan BN14903 (05); liên quan BN16473 (08); liên quan BN16473 (2); liên quan BN13735 (07); liên quan BN14625 (03); liên quan BN165001 (04); liên quan BN13163 (01); liên quan BN15979-15978 (03); liên quan BN16458 (05); liên quan BN9712 (03); liên quan BN14533 (01); liên quan BN13741 -BN13742 (02); liên quan BN16586 (05); liên quan BN14271 (03); liên quan BN15554 (01); liên quan BN14274 (02); liên quan BN14656 (03); liên quan BN14174 (01); liên quan BN12145 (01); liên quan BN16378 (19); liên quan BN16582 (01); liên quan BN13593 (01); liên quan BN12559-BN12560 (01); liên quan BN10020 (01); liên quan BN16596 (04); liên quan BN13719 (02); liên quan BN11178 (01); liên quan BN11300 (03); liên quan BN9709 (06); liên quan BN9827 (01).

Còn 16 trường hợp mới chưa rõ nguồn lây đang điều tra dịch tễ ghi nhận tại các quận/huyện gồm: quận 5 (01), quận 12 (01), Tân Bình (01), Bình Tân (04); Gò Vấp (03); Bình Thạnh (01), Phú Nhuận (01), Quận 8 (01), Hóc Môn (02), Thủ Đức (01).

Hiện nay, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn TP.HCM đã vượt qua con số 4.000 trường hợp và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Do tính chất lây lan rất nhanh của chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 trong đợt bùng phát này, hiện đã có 55/130 bệnh viện trên địa bàn thành phố đã có trường hợp F0 đến khám bệnh, chữa bệnh, trong số đó, đa số được bệnh viện phát hiện chủ động nhưng cũng đã có một số bệnh viện phát hiện bị động dẫn đến sự lây lan mầm bệnh trong bệnh viện.

Hậu quả là đã có những bệnh viện phải phong toả (BV quận Tân Phú, Bệnh viện Nam Sài Gòn, BV Bệnh Nhiệt Đới) và mới đây là trường hợp của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn.

Đối với BV Phạm Ngọc Thạch, một thân nhân ở quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh (quận có nguy cơ lây nhiễm rất cao hiện nay) là người nuôi bệnh của một bệnh nhân đang điều trị tại khoa B4 (khoa lao kháng thuốc) được phát hiện mắc COVID-19 và đã lây lan sang 24 người khác là thân nhân và bệnh nhân của khoa B3 và B4 ở cùng một khối nhà, hiện bệnh viện phải tạm phong toả khu vực điều trị nội trú bệnh lao để rà soát lại toàn bộ các khoa, phòng khác (tất cả cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1).

Đối với Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, qua tầm soát xét nghiệm đã phát hiện 10 trường hợp mắc COVID-19 là nhân viên, người lao động tại bệnh viện (nhân viên bảo vệ, phòng tài chánh kế toán), hiện bệnh viện đã tạm phong toả toàn bộ bệnh viện để rà soát, kiểm tra xét nghiệm lại toàn bộ nhân viên bệnh viện.

Trước tình hình này, Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện tiếp tục triển khai các giải pháp theo tiêu chí bệnh viện an toàn của Bộ Y tế, các hướng dẫn cụ thể của Sở Y tế đã ban hành, đồng thời phải siết chặt hơn nữa các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. Cụ thể như sau: 

  1. Đối với khu vực khám bệnh ngoại trú: tiếp tục thực hiện nghiêm sàng lọc qua khai báo y tế và đo thân nhiệt; nhân viên y tế phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống lây nhiễm, trong giai đoạn cao điểm hiện nay các bệnh viện nên tăng cường sử dụng khẩu trang N95 cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện tiếp tục củng cố cơ sở hạ tầng cho bộ phận khai báo y tế và khám sàng lọc theo hướng tách rời khỏi khối nhà hiện hữu của khoa Khám bệnh.
  2. Đối với khoa Cấp cứu: tiếp tục thực hiện nghiêm buồng cấp cứu sàng lọc, theo đó tất cả bệnh nhân khi đến cấp cứu tại bệnh viện đều phải qua buồng cấp cứu sàng lọc, làm xét nghiệm PCR tầm soát trước khi chuyển lên các khoa nội trú (bố trí các buồng cách ly tạm chờ kết quả PCR trước khi chuyển vào các khoa nội trú).
  3. Thực hiện xét nghiệm tầm soát đối với tất cả trường hợp có chỉ định nhập viện, nếu có thực hiện test nhanh vẫn phải làm xét nghiệm RT-PCR, trong thời gian chờ kết quả PCR phải bố trí người bệnh trong buồng cách ly tạm.
  4. Đối với người nhà nuôi bệnh, phải làm xét nghiệm RT-PCR trước khi tham gia chăm sóc người bệnh, không dựa vào kết quả test nhanh (-).
  5. Trường hợp người bệnh (+) cần can thiệp chuyên khoa: nếu không cấp cứu liên hệ chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương được phân công chuyên tiếp nhận các trường hợp (+) có bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm; nếu tình trạng cấp cứu cần phải can thiệp ngay, phải sẵn sàng khu cách ly có phòng mỗ hoặc phòng sanh, phòng hồi sức sau mỗ, hậu sản,… và hội chẩn bệnh viện tuyến trên trước can thiệp.
  6. Thực hiện xét nghiệm định kỳ hàng tuần và đột xuất cho nhân viên (trước và sau khi tham gia các đội tiêm vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm).
  7. Sở Y tế khuyến khích các bệnh viện tiếp tục đầu tư nguồn lực để triển khai xét nghiệm RT-PCR.
An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO