Những ngày ở nhà cách ly xã hội do đại dịch COVID-19 có thể khiến vợ chồng stress. Sau đây là 5 cách giúp vợ chồng hạnh phúc, giảm stress khi ở nhà tránh dịch.
Theo một số trang thông tin, sau thời gian tự cách ly do COVID-19, tỉ lệ ly hôn ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Các chuyên gia cho rằng một trong những lý do đó là "các cặp đôi ở nhà bên nhau quá lâu". Các thành phố thậm chí đã phải hạn chế số đơn ly hôn không quá 10 cặp/ngày.
Luật sư hàng đầu tại anh, Baroness Shackleton cho hay không loại trừ trường hợp những cặp đôi ở Anh sẽ đi theo lối mòn này.
Vậy thì giữa lúc dịch COVID-19 đang căng thẳng, phải làm gì để vợ chồng hạnh phúc, không stress dẫn đến cãi nhau khi đang cách ly xã hội?
Ngày thường chúng ta thường trách chồng không về nhà sớm hơn để giúp vợ. Còn nay cách ly xã hội đến 2 tuần, ngày ngày vợ chồng nhìn nhau có đi đến... phát chán.
Trong trường hợp này, các cặp vợ chồng nên "tránh" nhau một chút. Ví dụ như vợ hãy dành thời gian riêng để có thể đọc sách, có thể làm việc riêng mà không phiền đến ai. Còn chồng tự do với cái máy tính, điện thoại mà không quấy rầy anh ấy.
Hoặc trong khi bạn đang đi tắm, thư giãn với những mẹo làm đẹp mới học được thì chồng bạn trông con, chơi với các con.
Đối với những người không thường xuyên ở nhà, vợ chồng ít khi gặp nhau, thời gian cách ly xã hội có lẽ là cơ hội để họ gần gũi hơn.
Nhưng đối với những cặp vợ chồng gặp nhau hàng ngày, chưa kể cùng làm việc ở một nơi thì có lẽ là hơi căng thẳng vì gặp nhau nhiều quá khiến họ chẳng biết chuyện gì mà nói dẫn đến những hiểu nhầm.
Hơn thế nữa, với tình hình COVID-19 hiện tại, có nhiều công ty còn không có việc cho nhân viên làm tại nhà mà phải đóng cửa, thu nhập giảm, chỉ có một trong hai người có việc làm cũng sẽ dẫn đến những vấn đề hôn nhân nảy sinh.
Lúc đó cả hai nên động viên nhau và nhìn vào viễn cảnh tương lai rằng dịch bệnh sẽ qua và mọi việc sẽ ổn.
Để không bị chán nhau khi ở nhà quá lâu, cả hai vợ chồng có thể thống nhất tạo thói quen tốt cho cả hai và cho các con. Ví dụ như sau khi ăn tối, cả nhà có thể cùng ngồi xem phim, đọc sách hoặc chơi một trò chơi nào đó.
Với thói quen này, không chỉ vợ chồng mà con cái cũng đỡ căng thẳng hơn khi ở nhà quá lâu.
Ngoài thời gian "riêng tư" của hai người, cả hai vợ chồng nên nói chuyện với nhau nhiều hơn để tăng sự kết nối giữa hai người.
Có rất nhiều chủ đề để nói như dịch COVID-19, hay bàn cách cho con học trực tuyến như thế nào, đăng ký khóa học gì. Ngoài ra, vợ chồng cũng có thể kể cho nhau về 1 câu chuyện nào đó mà mình vừa mới đọc được.
Để giảm căng thẳng, vợ chồng đừng để thời gian riêng tư của hai người quá dài, dẫn đến cả hai sẽ mất đi sự giao tiếp. Lúc đó cả hai vợ chồng chỉ giống như bạn cùng phòng chứ không phải giống như vợ chồng.
Khi vợ chồng cùng ở nhà không có nghĩa là không có việc gì làm. Thậm chí cả hai vẫn còn phải làm việc chăm chỉ gấp đôi khi không đến cơ quan. Tuy nhiên, để vợ chồng không căng thẳng, thậm chí còn biết thông cảm và yêu thương nhau hơn, cả hai nên chia sẻ việc nhà cho nhau.
Ví dụ như trong lúc vợ nấu cơm thì chồng có thể trông con. Trong lúc chồng làm việc thì vợ có thể cho con ăn. Hoặc có thể cả hai cùng dọn dẹp, làm việc nhà cho đỡ chán.
Bên cạnh đó, cả hai vợ chồng có thể sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng vì những việc không tên, đặc biệt đối với những ông chồng chưa bao giờ làm việc nhà giúp vợ.
(Theo Glamourmagazine)
Xem thêm Clip: Tại sao mỗi người cần có một người để yêu thương?