Với những người bị sỏi thận kích thước nhỏ, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dùng thêm một số thảo dược rẻ tiền dưới đây giúp đào thải sỏi thận hiệu quả.
Trong Đông y, nước râu ngô có tính bình, lành tính được dùng thích hợp cho tất cả mọi người. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên, cần thiết cho cơ thể, chống oxy hóa rất tốt.
Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát.
Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Do có tỉ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.
Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng trà râu ngô mỗi ngày giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn đi tiểu dắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Cách sử dụng đơn giản, phơi khô hoặc tươi đun lấy nước uống hằng ngày, có tác dụng lợi tiểu, đào thải sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Theo Đông y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Hạt mã đề có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát, vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.
Công dụng của mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây mã đề đặc biệt là phần lá có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu.
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, tiêu thũng, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt.
Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.
Để trị sỏi thận có thể lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay đều cho hiệu quả rất tốt.