Khám BHYT trái tuyến được hưởng bao nhiêu phần trăm là thắc mắc của rất nhiều người. Để nắm chắc vấn đề này hơn, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện, được mọi người tham gia một cách tự nguyện. Mục đích của BHYT là chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, giảm thiểu chi phí thăm khám, điều trị một phần hay toàn bộ cho đối tượng tham gia BHYT khi đau ốm, bệnh tật hoặc mất sức lao động.
Khám bảo hiểm y tế đúng tuyên là sử dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh tại đúng cơ sở khám chữa bệnh đăng ký ban đầu.
Khám chữa bệnh bằng BHYT, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí
Thực tế, do nhiều yếu tố khách quan nên không phải lúc nào người tham gia BHYT cũng có thể đến khám hoặc chữa bệnh tại đúng cơ sở đăng ký khám ban đầu. Do điều kiện công việc hoặc chỗ ở mà đôi khi phải khám ở những nơi khác nhau. Vậy khi khám BHYT trái tuyến sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm.
Theo quy định của Luật bảo hiểm, khi khám trái tuyến, người tham gia BHYT vẫn được hưởng chế độ tuy nhiên mức hưởng sẽ giảm, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Pháp luật.
Khoản 3, Điều 22, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
Người khám chữa bệnh BHYT trái tuyến sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của Pháp luật
- Trường hợp người tham gia BHYT khám đúng tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng cơ sở này không đủ kỹ thuật chuyên môn hoặc trang thiết bị nên phải chuyển lên tuyến cao hơn.
Mức hưởng BHYT trong trường hợp chuyển tuyến như sau:
Lưu ý: Những người được hưởng chế độ trên bắt buộc phải có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới. Nếu không có giấy chuyển sẽ tính là khám trái tuyến, vượt tuyến.
- Đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo hoặc người sống tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; người sống tại huyện đảo, xã đảo khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến vẫn được hưởng theo như đúng tuyến.