Điều trị mụn bằng laser là gì?
Tia laser là một nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ vào sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra trong điều kiện kích hoạt cao độ các phần tử của môi trường vật chất.
Sử dụng tia laser để điều trị mụn và vết thâm được tiến hành đầu tiên vào khoảng năm 1980. Tia laser tạo ra ánh sáng đơn sắc với cường độ mạnh - loại ánh sáng này chỉ giới hạn trong một dải bước sóng hẹp.
Phương pháp này có nhiều chế độ, chế độ nhẹ nhất là làm nóng huyết sắc tố, không làm ảnh hưởng tới tế bào da xung quanh. Chế độ thứ hai là làm ''hủy diệt'' các hắc tố gây thâm da. Chế độ thứ ba là xóa mực những vết săm trên da.
Tác động chính của tia laser trong tái tạo bề mặt da là quang nhiệt, nghĩa là làm nóng một chất cụ thể trong da. Trị mụn bằng tia laser là giải quang nhiệt - tức là phá vỡ có chọn lọc các mô trong da.
Điều trị mụn bằng tia laser mang đến hiệu quả rất tốt, tuy nhiên chi phí cho liệu pháp này không hề rẻ, dao động từ vài triệu tới vài chục triệu đồng.
Chính vì lý do trên, người muốn điều trị mụn bằng tia laser thường quan tâm đến vấn đề điều trị mụn bằng laser có được hưởng BHYT không?
Điều trị mụn bằng laser có được hưởng BHYT không?
Điều 23 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về các trường hợp không được hưởng BHYT, bao gồm:
+ Đối tượng được Ngân sách nhà nước chi trả;
+ Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;
+ Khám sức khỏe;
+ Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;
+ Khám thai không nhằm mục đích điều trị;
+ Chữa trị các tật về mắt bao gồm: Lác, cận thị, tật khúc xạ, trừ trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; kế hoạch hóa gia đình; phá thai... trừ trường hợp đình chỉ thai do bệnh lý được bác sĩ chỉ định;
+ Sử dụng vật tư y tế gồm: Tay, chân giả, mắt giả, răng giả, máy trợ thính...
+ Khám chữa bệnh nghiện ma túy, các chất gây nghiện nói chung;
+ Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
+ Tham gia thử nghiệm lầm sàng, nghiên cứu khoa học.
Như vậy, trường hợp người tham gia BHYT đi điều trị mụn bằng tia laser được xét là trường hợp sử dụng dịch vụ thẩm mỹ theo yêu cầu cá nhân được quy định Khoản 6, Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 nên không được chi trả tiền bảo hiểm y tế khi đi chữa bệnh.
ThạchThảoBạn đang xem bài viết Điều trị mụn bằng laser có được hưởng BHYT không? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].