Trong các chỉ số của bảng kết quả xét nghiệm máu, chỉ số Cholesterol là 1 trong những chỉ số rất quan trọng, bởi tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Cholesterol là một loại chất béo có trong máu và các tế bào khác nhau trong cơ thể, được gan sản xuất một cách tự nhiên.
Cholesterol gồm 2 thành phần: cholesterol xấu (LDL-C) và tăng cholesterol tốt (HDL-C).
Cholesterol là một thành phần quan trọng và phục vụ nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, là thành phần tạo dựng một số hoóc-môn quan trọng.
Giữ cho thành tế bào luôn khỏe mạnh.
Tạo môi trường kích thích giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể diễn ra trơn tru.
Hình thành dịch mật hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
Cholesterol trong máu cao (mỡ máu cao) hay tăng cholesterol máu được hiểu là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL). Nếu nồng độ cholesterol máu cao kéo dài và liên tục thì các nguy cơ, biến chứng tiêu cực với sức khỏe như xơ vữa động mạch, gây hẹp, tắc mạch máu đến tim và não.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Người ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, khó tiêu hóa như: thịt đỏ, kem, bơ, sữa, bánh ngọt, phô mai, gan, các loại nội tạng động vật, chocolate, các loại thực phẩm chế biến,… cũng nạp vào cơ thể lượng lớn cholesterol xấu. Những cholesterol xấu này khó có thể được cơ thể hấp thu, chuyển hóa hoàn toàn nên vẫn được lưu hành trong máu lượng, từ đó gây hình thành mảng xơ vữa mạch máu.
Thói quen lười vận động
Ngoài chế độ ăn uống kém lành mạnh thì những người ngồi, nằm quá nhiều, lười vận động thể thao có nguy cơ tăng Cholesterol máu cao hơn những người sinh hoạt thể thao thường xuyên. Những người bị cholesterol máu cao cũng được khuyên nên vận động hàng ngày để cơ thể tiêu hao bớt lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.
Thói quen hút thuốc
Nhiều người cho rằng, hút thuốc chỉ gây hại đến phổi do các hóa chất độc hại có trong thuốc, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra, khói thuốc lá còn gây giảm cholesterol tốt trong máu. Từ đó dẫn đến mất cân bằng cholesterol với lượng cholesterol xấu chiếm ưu thế, nguy cơ biến chứng mạch máu vì vậy cũng cao hơn.
Thói quen sử dụng rượu bia thường xuyên
Uống quá nhiều rượu bia thường xuyên không chỉ gây hại cho gan mà còn dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Các trường hợp có nguy cơ cao bị cholesterol máu cao bao gồm:
- Những người thừa cân béo phì, người có tiền sử gia đình bị cholesterol máu cao, người có chế độ ăn uống hấp thu nhiều chất béo bão hòa
- Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường thiệt hại các bức thành của các mạch máu, làm cho chúng có khả năng tích tụ mỡ. Hút thuốc cũng có thể làm thấp hơn HDL.
- Cao huyết áp. Tăng áp lực lên động mạch thường thiệt hại thành động mạch, có thể tăng tốc độ tích tụ của mỡ.
- Bệnh tiểu đường. Đường huyết cao góp phần cholesterol LDL cao hơn và giảm cholesterol HDL. Đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc của các động mạch.
Cholesterol cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, khi hàm lượng cholesterol cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, điển hình bao gồm:
Xơ vữa động mạch
Cholesterol tăng cao quá mức có thể gây xơ vữa động mạch do các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Điều này khiến máu khó lưu thông tới não, tim,...
Đau tim
Khi mảng bám hình thành trong thành động mạch sẽ cản trở lưu thông oxy và máu, gây nguy cơ đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám có thể vỡ ra và hình thành cục máu đông, ngăn không cho tim nhận máu, oxy, khiến các cơ tim bắt đầu chết dần.
Đau thắt ngực
Đây là kết quả của việc lưu thông máu qua các động mạch bị tắc nghẽn do xơ vữa động mạch. Chúng khiến máu không đến được tim, gây đau tim và các bệnh tim mạch khác.
Đột quỵ
Khi động mạch tới não bị tắc nghẽn do xơ vữa, các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết dần, gây đột quỵ. Các dấu hiệu của đột quỵ gồm: Nói khó, đi lại khó khăn, liệt một bên cơ thể, méo miệng, suy giảm trí nhớ....
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người có chỉ số Cholessterol cao vẫn cần thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm kiểm soát lượng chất này trong máu cũng như ngăn ngừa biến chứng.
Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế chất béo động vật, ưu tiên dùng chất béo thực vật với lượng thích hợp, dùng ít muối, nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc với thực phẩm giàu chất xơ khác.
Bỏ hút thuốc lá.
Giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp.
Hạn chế uống rượu bia.
Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày hầu hết các ngày trong tuần.