Bệnh gan mật có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Để bệnh gan mật không tiến triển nặng và phòng bệnh tái phát, người bệnh gan mật cần hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây
Theo các chuyên gia y tế, bệnh gan mật có thể có ở bất cứ ai, không phân biệt già trẻ, giới tính, quốc gia, chủng tộc. Thói quen sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học (ăn uống không đảm bảo, thường xuyên thức khuya, căng thẳng - stress kéo dài…); lạm dụng thuốc và các chất kích thích có hại như rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê…; lây bệnh từ người khác; không lắng nghe cơ thể; không thăm khám sức khỏe định kỳ… là các nguyên nhân cơ bản khiến cho các bệnh lý gan mật ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Một số bệnh lý gan mật như: Rối loạn chức năng gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, bệnh đường mật… không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Điều đáng nói là phần lớn bệnh nhân mắc các bệnh gan mật ở thời kỳ đầu đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ rệt. Đây là lý do vì sao người bệnh thường tìm đến viện trong tình trạng bệnh đã tiến triển nặng thậm chí đã có biến chứng.
Để đẩy lùi và phòng ngừa các bệnh gan mật tái phát, người bệnh gan mật nên hạn chế một số thực phẩm gây hại cho gan và tăng cường ăn những thực phẩm bổ gan, tốt cho đường tiêu hóa.
- Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Người mắc bệnh gan mật nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin A, C và E có nhiều trong rau quả có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan, loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Một số loại rau củ quả nên dùng như: cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần...
- Chọn đồ uống có lợi cho gan: Người bệnh nên chọn các loại nước có lợi cho gan mật như nước rau má, nước cà gai leo, bí đao, atiso, trà nụ vối, lá sen, diếp cá, râu ngô... Chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan, bảo vệ gan mật khỏe mạnh.
- Protein và sữa: Các protein tốt nhất để duy trì cân nặng và giảm cân là từ nguồn thịt nạc như: thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ. Chất béo và calo dư thừa có thể giảm bằng cách loại bỏ các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu, sử dụng các phương pháp để nấu thức ăn như nướng, hấp, rang. Các sản phẩm từ sữa lành mạnh bao gồm ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua và phô mai nên được bổ sung trong thực đơn cho người bị bệnh gan mật. Nên bổ sung đạm từ trứng, sữa, thịt, cá và các loại đậu đỗ...
- Thực phẩm chứa ít cholesterol: Thực phẩm giàu axit béo omega như cá béo, dầu oliu và các loại hạt được khuyến cáo để giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan mật.
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước để giúp cơ thể hoạt động trơn tru, loại bỏ được các độc tố tích tụ ra ngoài và bảo vệ gan mật, đường tiêu hóa hiệu quả nhất.
- Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật khi được dung nạp vào cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài ở gan. Do đó nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ và gây bệnh cho cơ thể.
- Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,... chứa hàm lượng cholesterol cao. Do đó việc giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp giảm lượng chất béo trong gan.
- Hạn chế thịt đỏ: Sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ khiến bệnh gan mật trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kiêng gia vị cay nóng: Người bị bệnh gan mật cần hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng sẽ làm giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tích tụ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Tránh các chất kích thích, đồ uống chứa cồn: Với người bệnh gan mật những thực phẩm chứa cồn như rượu, bia là cấm kỵ. Bởi uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ thành xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia là gánh nặng rất lớn cho gan.