Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu.
Tùy vào vị trí xuất hiện sỏi mà sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Bên cạnh đó, với mỗi bệnh nhân, mỗi cơ địa có một loại sỏi đặc trưng riêng.
Đối với những người bị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu nói riêng, một chế độ ăn uống hợp lý và đúng cách sẽ giúp việc điều trị thêm hiệu quả.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Trọng, Chuyên khoa Niệu tiết, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, với những người bị sỏi niệu, cần lưu ý một số chế độ dinh dưỡng sau để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa sỏi tái phát.
- Nên uống nhiều nước: Uống khoảng 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày hoặc uống để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít mỗi ngày sẽ giúp tránh sỏi niệu.
- Hình thành chế độ ăn nhạt, ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít thịt, hạn chế độ ăn nhanh và các món thịt muối, dưa cà muối…
- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi như sữa, phomai… Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phomai (khoảng 800-1300 mg chấtcanxi).
- Không nên kiêng cữ quá mức chất canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalate và sẽ tạo sỏi niệu, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.
- Kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều oxalate như: trà đặc, bột cám ngũ cốc khi lượng oxalate bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45 mg/24h ).
- Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi, nước bưởi: Những thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống lại sự tạo thành sỏi.
- Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ, vì chất xơ giúp tiêu hóa nhanh và giảm hấp thu các chất hình thành sỏi trong hệ tiết niệu.
- Tránh ăn các thực phẩm chứa chất purine gây sỏi niệu như: cá khô, thịt khô, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò…
Với những người bị sỏi tiết niệu (gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo), nếu biết được thành phần hóa học của sỏi thì có thể phòng tránh sự tái phát của sỏi bằng cách kiêng các thức ăn dưới đây.
Đối với sỏi phosphat cần kiêng ăn:
- Sữa, kem, pho mai, ca cao.
- Ngũ cốc, gạo lức, bột đậu phộng.
- Hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân.
- Trái cây khô: táo, mơ, nho, chàlà, đào…
- Rau khô: pea, bean, lentille…
- Gan, óc thận, tim.
- Thịt thỏ, nai.
- Cá mòi, cua, bào ngư.
- Bánh mì ngọt, bánh làm với sữa, hột gà.
Đối với sỏi canxi cần kiêng ăn:
- Sữa, phomai, ca cao, chocola.
- Trứng
- Tôm, cua, sò, cá biển, hến.
- Xà lách son
- Rau cần tây, rau diếp.
- Hạnh nhân.
- Đậu trắng, đậu tương, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu Haricot.
- Hạt dẻ
- Trái vải, trái oliu.
- Mận
Đối với sỏi Oxalate cần kiêng ăn:
- Rau muống, rau dền.
- Dưa chuột
- Củ cải đỏ
- Măng tây, dâu tây.
- Trà đặc
- Me chua
- Hạnh nhân
- Chất ngọt, chất thịt (hạn chế)
Đối với sỏi Urat (hoặc sỏi kết hợp Oxalate + Urat ) cầng kiêng ăn:
- Thịt bò, chất mỡ.
- Cá biển, cá đối, cá chày, cá thu.
- Gan, cật heo, óc
- Tôm hùm
- Chocolat
- Nấm
- Rượu mạnh