Bạn không cần tuân thủ một chế độ ăn uống riêng biệt khi điều trị bệnh tuyến giáp, tuy nhiên có một số điểm và bạn cần lưu ý cho tuyến giáp khỏe mạnh.
Nếu đang điều trị bệnh tuyến giáp, bạn nên hạn chế đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành, vì chúng có chứa chất isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone ở tuyến giáp.
Ngoài ra cũng cần tránh nạp quá nhiều i-ốt từ các loại thuốc bổ sung i-ốt vì nó có thể làm thay đổi lượng hormone tuyến giáp. Thực phẩm tự nhiên giàu i-ốt như cá thì có thể ăn được.
Ngoài những thực phẩm cần hạn chế trên, bạn có thể ăn uống tùy sở thích, nhưng lưu ý là chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho tuyến giáp mà còn cho cả hệ tiêu hóa, tim mạch, từ đó giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường.
Nếu đã điều trị bằng thuốc nhưng vẫn không thấy khỏe, bạn có thể bắt đầu tập thể dục và tăng cường chế độ ăn.
Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn ăn uống lành mạnh.
Chế độ ăn đa dạng với trái cây, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt cho sức khỏe chung. Nên bổ sung protein từ cá, đậu xanh. Sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu oliu.
Một số loại chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
Hãy giảm hấp thụ chất béo bão hòa từ thịt động vật, phô mai; chất béo chuyển hóa từ dầu chưa bão hòa trong thực phẩm chế biến sẵn và nhiều loại bơ thực vật.
Thay vào đó, hãy lựa chọn loại chất béo giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Các loại chất béo này bao gồm chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa từ dầu thực vật; chất béo omega-3 từ các loại cá. Các loại hạt cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tăng cường các thực phẩm chứa carb phức như ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau xanh; hạn chế nước ngọt, snack khoai tây, bánh quy, kẹo và các loại đồ ăn nhanh giàu calo, ít dinh dưỡng.
Chất xơ thực phẩm giúp giải thiện hệ tiêu hóa. Thực phẩm nguyên cám, rau xanh, trái cây sẽ giúp bạn bô sung chất xơ cần thiết cho cơ thể.
(Theo Harvard Health Publishing)