Vì sao nhiều người trẻ từ bỏ thu nhập triển vọng để về Thanh Hóa lập nghiệp?

Những tiềm năng kinh tế từ quê nhà thu hút nhiều người trẻ Thanh Hóa về quê lập nghiệp, làm giàu trên đất quê hương.

Có cơ hội việc làm và nguồn thu nhập lý tưởng ở các thành phố lớn là điều nhiều người ao ước. Nhưng vẫn có những người từ bỏ mức lương “khủng” để trở về quê hương lập nghiệp.

Thanh Hóa là mảnh đất ghi nhận nhiều cá nhân “bỏ phố về quê” thành công từ những nguồn lực ngay tại quê nhà.

Từ bỏ việc làm thu nhập tốt để về quê làm giàu

Anh Trịnh Ngọc Liên (sinh năm 1994, tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) từng có thời gian làm nhân viên cho một ngân hàng tại Hà Nội với mức lương ổn định. Tuy nhiên sau một thời gian, anh bỏ ngành ngân hàng để khởi nghiệp bán hàng online với mức thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/tháng.

Nhưng nhận thấy bán hàng online nhiều bấp bênh, những lúc hàng tồn kho đôi khi lỗ vốn. Nghĩ vậy anh Liên quyết định về quê nuôi hươu với quy mô lớn, vốn đầu tư ban đầu hơn nửa tỷ đồng. Chàng nông dân tích cực tìm hiểu kinh nghiệm, cải thiện chuồng trại, đến năm 2023 đã có đàn hươu gần 30 con. 

Thông thường mỗi con hươu phát triển tốt cho nhung 1-2 lần/năm, mỗi lần 7-8 lạng, thậm chí hơn 1kg. Với giá bán 1,5 triệu đồng/lạng nhung hươu, ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên, anh Liên đã thu về hơn 200 triệu đồng.

Với sự nhạy bén, nhận thấy việc nuôi hươu ở quê lý tưởng nhưng chưa được đầu tư quy mô lớn, anh Liên mạnh dạn thực hiện và thành công.

ve-thanh-hoa-lam-giau

Anh Liên thành công với việc nuôi hươu lấy nhung (Ảnh báo Dân Trí).

Trong khi đó anh Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1987, tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) sau khi tốt nghiệp Đại học Xây Dựng, làm việc cho một ty với mức lương cao. Tuy nhiên, điều này không đủ giữ chân anh Nam lại thành phố, năm 2018 anh quyết định về quê lập nghiệp.

Nhận thấy nghề trồng dưa công nghệ cao cho lợi nhuận lý tưởng, anh Nam tìm tòi đầu tư trồng dưa vàng và dưa lưới.

Vì từ một kỹ sư xây dựng chuyển sang làm nông nghiệp, anh Nam học hỏi và nghiên cứu kỹ để tránh những rủi ro.

Từ những vụ dưa đầu tiên, anh đều thắng lớn, có vụ lãi gần 200 triệu đồng, bình quân mỗi tháng thu nhập hơn 30 triệu đồng, cao hơn lương kỹ sư trước đây. Anh Nam cũng xây dựng thương hiệu dưa của riêng mình để khẳng định hình ảnh trên thị trường.

ve-thanh-hoa-lam-giau-1

Các sản phẩm dưa chất lượng cao của anh Nam chinh phục được thị trường (Ảnh báo Dân Việt).

Cũng từ bỏ mức lương nghìn đô để về quê, anh Lê Minh Cương (sinh năm 1992, tại TP. Thanh Hóa) hiện làm chủ một cơ sở sản xuất tương ớt.

Trong một lần về quê, anh Cương thấy ớt của bà con nông dân rớt giá thê thảm, đem đổ đầy đường. Từ đó anh ấp ủ giấc mơ phát triển nông sản quê hương, cụ thể từ trái ớt.

Từng theo đuổi công việc về du lịch, được đi qua nhiều quốc gia trên thế giới, anh Nam vẫn trăn trở về nông sản quê nhà.

Năm 2014, dù đang có mức lương cao khi làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài, anh Nam quyết định nghỉ việc về quê. Ban đầu anh ưu tiên làm các sản phẩm từ quả gấc nhưng thất bại, sau đó chuyển sang trái ớt.

Chỉ sau 2 năm, tương ớt từ cơ sở của anh Nam đã có mặt trên khắp thị trường, nhận được nhiều phản hồi tích cực. Trong năm 2020, cơ sở của anh Nam đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng.

ve-thanh-hoa-lam-giau-2

Quả ớt của Thanh Hóa được sản xuất ra sản phẩm công nghiệp, cho doanh thu cao (Ảnh báo Dân Việt).

Vì sao nhiều người trẻ “bỏ phố về quê”?

Từ những câu chuyện của người trẻ khởi nghiệp thành công khi “bỏ phố về quê”, có thể thấy ở những vùng nông thôn vẫn có nhiều cơ hội lớn để làm giàu. Nhiều người sẵn sàng khai phá, tìm ra những hướng đi mới từ chính sản vật quê hương.

Như tại Thanh Hóa, có nhiều tiềm năng để người trẻ có thể phát huy làm giàu. Từ nuôi các loại động vật, rau củ đến sản xuất những sản phẩm công nghiệp quy mô lớn dựa trên làng nghề truyền thống hay nông sản.

Có nhiều lý do khiến nhiều người muốn về quê lập nghiệp dù ở thành phố có mức thu nhập lý tưởng, cơ hội lớn. Đó có thể là những mệt mỏi với cuộc sống tấp nập, xô bồ, cuộc sống như lập trình sẵn từ sáng đến tối.

Hoặc cũng có thể là những khao khát được làm giàu trên chính quê hương, gần gũi với gia đình, khởi nghiệp từ những gì mộc mạc, đơn giản nhất.

Trên thực tế, không phải ai về quê khởi nghiệp cũng dễ dàng thành công. Có người trải qua thất bại, loay hoay tìm hướng đi phù hợp, nhưng hơn hết là sự quyết tâm, cố gắng.

465990932_8640405612746640_2846877569364386055_n

Nem chua Thanh Hóa là một trong những sản phẩm được nhiều người chọn để khởi nghiệp.

Những câu chuyện về làm giàu trên đất quê hương, tôn vinh những giá trị sản vật, nông sản địa phương cũng sẽ được khắc họa trên chương trình “Về quê làm giàu”, do Tập đoàn truyền thông Halotimes sản xuất.

Chị Huế Phạm - một người con của Thanh Hóa chia sẻ trên fanpage của chương trình “Về quê làm giàu” về hành trình về quê khởi nghiệp với đặc sản nem chua.

Hơn 12 năm trước, vợ chồng chị Huế Phạm sống tại Hà Nội. Chồng làm công chức, còn chị khi mang thai con đầu lòng bị nhiều công ty từ chối khi xin việc nên về làm nội trợ.

Sống cảnh nhà thuê, cuộc sống bí bách khó khăn nên vợ chồng chị Huế Phạm thống nhất về Thanh Hóa. Mỗi ngày trôi qua, quê hương phát triển, gia đình chị cũng có sự nghiệp và cuộc sống ổn định hơn nhờ khởi nghiệp với nem chua.

Điều tuyệt vời nhất là đã có công việc, có gia đình và có tài chính ổn định. Thương hiệu nem chua do vợ chồng chị Huế Phạm sáng lập được nhiều khách hàng đón nhận nhiệt tình, khẳng định được uy tín trên thị trường.

ve-que-lam-giau

Chia sẻ về câu chuyện rời phố về quê khởi nghiệp của một người con Thanh Hóa cùng chương trình "Về quê làm giàu".

“Về quê làm giàu” với chặng hành trình tại tỉnh Thanh Hóa sẽ chính thức lên sóng vào lúc 20h tối thứ 7, ngày 29/3/2025 trên HTV7 và các nền tảng số của Halotimes, bao gồm kênh Youtube Halotimes TV. 

Phương Thảo/Tổng hợp

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/ 

Mã số chuẩn quốc tế (ISSN): e-ISSN 3093-3269

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: toasoan@giadinhmoi.vn 

Thông tin toà soạn | Ngân hàng- Tài chính I Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính