Đôi khi ta ngồi một mình rồi tự hỏi tại sao tình cảm vợ chồng ngày càng phai nhạt, khoảng cách ngày càng xa, không thể nói chuyện hay chia sẻ như trước nữa. Có thể đó là do thói quen xấu của cả hai người.
Khi hai người quyết định kết hôn và thề thốt bên nhau trọn đời, ai cũng mong hạnh phúc và êm ấm. Vài năm đầu có vẻ êm xuôi, hạnh phúc ngập tràn. Nhưng thời gian trôi qua, chúng ta nhận ra hằng hôn nhân dường như chẳng dễ dàng như người ta nghĩ.
Trước đây ta hạnh phúc bao nhiêu thì giờ đây ta lại buồn bã bấy nhiêu. Đôi khi ta ngồi một mình rồi tự hỏi tại sao tình cảm vợ chồng ngày càng phai nhạt. Rất có thể đó là do thói quen và cách ứng xử của cả hai vợ chồng. Dưới đây là 7 thói quen xấu mà nhiều cặp vợ chồng mắc phải:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cuộc hôn nhân của bạn đi vào bế tắc đó là không làm mọi việc cùng nhau.
Làm mọi việc cùng nhau như cùng chăm sóc con cái, cùng đi chơi, cùng làm việc nhà, giúp đỡ nhau trong công việc... sẽ khiến tình cảm vợ chồng, con cái gắn bó hơn. Nhưng nếu cứ có thói quen việc ai người nấy làm, gia đình không có gì gắn kết ắt sẽ không hạnh phúc, dễ đổ vỡ.
2. Thô lỗ với nhau khi có mâu thuẫn
Ai là vợ chồng rồi cũng có lúc "cơm không lành, canh chẳng ngọt". Nhưng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng thì muôn hình vạn trạng. Có người thì chỉ im lặng để nó tự qua, có người thì xin lỗi và làm hòa, có người lại văng tục, chửi bới cho hạ hỏa... Lời nói có thể khiến ai đó hạnh phúc thì nó cũng sẽ khiến cho ai đó khổ đau. Lời nói khi nói ra rồi sẽ không thể lấy lại được, như bát nước đổ đi.
Thế nên khi có khúc mắc, vợ chồng lại mày tao chí tớ, hay thậm chí là lôi cả tông ti họ hàng ra mà chửi, tình cảm vợ chồng không rạn nứt mới là lạ.
Một lỗi rất lớn của một số cặp vợ chồng không hạnh phúc, đó là lấy chuyện quá khứ ra để nói chuyện hiện tại và tương lai. Thậm chí người ta lấy đó làm vũ khí mỗi khi giận dỗi hay cãi nhau.
Nên nhớ rằng quá khứ là quá khứ và nó không thể trở lại hay thay đổi được nữa. Vì thế, khi chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại 1 chuyện không thể thay đổi được, nó chỉ làm cho cả hai thêm khổ đau mà thôi.
Nếu đã quyết đinh làm đám cưới, sinh con và xây dựng hạnh phúc gia đình, chúng ta nên nhớ rằng gia đình đó có bố mẹ của cả hai bên chứ không riêng cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng vì mâu thuẫn mà "nhất bên trọng, nhất bên khinh" với hai bên nội ngoại.
Cư xử hài hòa với bố mẹ là một điều rất quan trọng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thói quen phân biệt bố mẹ chồng, bố mẹ vợ sẽ không hề tốt cho mối quan hệ của cả hai.
Có hai điều kết nối một gia đình êm ấm chính là sự yêu thương và sự tôn trọng.
Khi vợ tôn trọng chồng, anh ấy sẽ rất tự hào và tôn trọng lại. Trái lại, khi chồng yêu vợ, hỗ trợ và ở bên cạnh động viên vợ, giúp cô ấy làm việc nhà, hay để cô ấy theo đuổi đam mê, gia đình sẽ hạnh phúc, ấm êm.
Nhưng nếu cả hai điều đó không xảy ra, nghĩa là cuộc hôn nhân ấy đang đi vào ngõ cụt. Bạn sẽ thấy, chẳng có cuộc hôn nhân nào bền chặt mà không có tình yêu và sự tôn trọng.
Trong hôn nhân, nếu cứ coi trọng cái tôi của mình hơn thì trước sau gì gia đình không tan đàn xẻ nghé thì cũng giống như một chiến trường khốc liệt không kém.
Vợ chồng cãi nhau là chuyện thường. Nhưng cứ thường xuyên chứng minh rằng người ấy sai và luôn cho mình là đúng thì mâu thuẫn giữa hai người sẽ chẳng bao giờ được giải quyết một cách êm thấm.
Ai cũng có cái tôi cao ngất ngưởng, ai cũng muốn mình là một người giỏi và là kẻ chiến thắng. Nhưng đối với hôn nhân, cái tôi ấy nhiều khi ta nên hạ xuống để gia đình vui vẻ và hòa thuận hơn.
Nếu như giao tiếp đem lại cho bạn thành công trong công việc, những hợp đồng béo bở thì trong hôn nân cũng không phải là ngoại lệ. Giao tiếp vợ chồng sẽ giúp bạn cảm nhận được cảm xúc, tâm tư của nhau.
Thêm vào đó vợ chồng trò chuyện với nhau mỗi ngày sẽ đem lại cho họ sự thông cảm, sẻ chia và giải quyết được mâu thuẫn. Nhưng nhiều người không thích nói chuyện và họ xảy ra chiến tranh lạnh mỗi khi cãi nhau là vì thế.
(Theo Crosswalk)
Xem thêm Clip: Đừng để đến khi vợ chồng ly tán mới hiểu 7 đạo lý này