Điện thoại bị nóng quá mức có thể làm hại pin, sập nguồn, ảnh hưởng tuổi thọ của chúng. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng quá mức để không gây hại cho máy.
Sử dụng điện thoại quá nhiều hoặc sạc điện thoại quá nhiều thường dẫn tới tình trạng điện thoại bị nóng quá mức.
Nếu bạn có thói quen dùng điện thoại 24/7 hoặc cắm sạc ngay cả khi pin đã đầy 100%, bạn có thể làm tăng nhiệt độ bên trong điện thoại.
Dưới đây là một số cách xử lý khi điện thoại bị nóng quá mức:
Đây là cách đơn giản nhất để ngăn điện thoại tăng nhiệt quá mức. Điện thoại có thể hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời khiến nó nóng lên nếu ở lâu trong tình trạng này.
Những ứng dụng được mở ra mà không sử dụng, chạy ngầm trong điện thoại có thể khiến điện thoại phải làm việc nhiều hơn và gây nóng máy. Thao tác này cũng sẽ giúp pin điện thoại bền lâu hơn.
Độ sáng màn hình cao sẽ khiến pin điện thoại phải làm việc nhiều hơn, từ đó làm pin tỏa nhiệt nhiều hơn.
Thay vào đó bạn có thể dùng dán chống chói (anti-glare) cho điện thoại. Đây là giải pháp tiết kiệm giúp bạn có thể nhìn điện thoại ngay cả dưới ánh mặt trời chói chang mà không cần tăng độ sáng màn hình.
Chế độ máy bay giúp bạn chỉ dùng những tính năng thực sự cần thiết trên điện thoại. Tương tự bạn cũng có thể bật chế độ tiết kiệm pin để hạ nhiệt cho máy.
Tháo ốp điện thoại sẽ giúp các lỗ thoát nhiệt trên điện thoại không bị chặn lại và điện thoại tản nhiệt tốt hơn.
Nhờ đó mà điện thoại sẽ hạ nhiệt nhanh hơn trước khi xảy ra bất kỳ thiệt hại nào đối với linh kiện trong máy.
Lưu ý: Bạn cũng cần tránh bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nào với điện thoại. Một số người cho rằng để điện thoại trong tủ lạnh sẽ giúp thiết bị đang nóng hạ nhiệt nhanh. Tuy nhiên đây là quan niệm không khoa học.
Để điện thoại tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây hại cho linh kiện trong máy. Ngoài ra để điện thoại vào tủ lạnh có thể khiến hơi nước xâm nhập vào bên trong gây hư hại điện thoại.
(Theo Wefixtech)