4 cách bỏ thói quen tiêu cạn ví

Ngay cả khi bạn kiếm được rất nhiều tiền, thói quen chi tiêu kém có thể khiến bạn tiêu cạn tiền lương, rỗng ví mỗi khi cuối tháng và không có tiền để tiết kiệm hay đầu tư.

vi tien cuoi thang

Không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và các mục tiêu của bạn, việc chi tiêu quá tay còn khiến bạn có nguy cơ tích lũy nợ nần và gây căng thẳng trong các mối quan hệ.

Dưới đây là những điều đơn giản bạn có thể làm để bỏ thói quen tiêu cạn ví và bắt đầu tiết kiệm tiền.

1. Lập và tuân thủ kế hoạch chi tiêu

chi tieu

Nếu không có kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ dễ dàng tiêu hết tiền mà không đạt được các mục tiêu tài chính của mình.

Để kiểm soát chi tiêu, hãy lập kế hoạch ngân sách với tất cả các khoản chi hàng tháng, thu nhập, các khoản tiết kiệm, đầu tư và trả nợ.

Ngân sách cần phải cân bằng để bạn không bị thâm hụt. Nếu chưa cân bằng, bạn phải tìm các khoản chi có thể cắt bỏ hoặc tìm cách kiếm thêm tiền.

Để thành công, bạn phải tuân theo kế hoạch tài chính đã đề ra. Hãy cân nhắc sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu để ghi chép và so sánh con số thực tế với số tiền đã được phân bổ trong ngân sách.

2. Tránh dùng thẻ tín dụng

the tin dung

Thẻ tín dụng là rủi ro cần tránh nếu bạn không muốn chi tiêu quá ngân sách. Thứ nhất, việc rút thẻ tín dụng để thanh toán quá tiện lợi, bạn không cần phải đếm tiền hay thực hiện thao tác nào khác, khiến bạn dễ mắc "bẫy" chi tiêu. Khi các khoản nợ tăng lên, bạn cũng có thể lãng phí tiền của mình do lãi suất cao và các khoản phí tiềm ẩn.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng tiền mặt vì bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được tác động của việc chi tiêu, tránh được các khoản phí và lãi suất tín dụng.

Nếu không thể bỏ dùng thẻ tín dụng, hãy chỉ sử dụng cho các thứ cần thiết và thanh toán dư nợ đúng kỳ hạn để tránh phí phạt trả chậm.

3. Mua hàng thông minh và tiết kiệm

thoi quen tieu can vi

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải mua sắm một cách thông minh. Đừng bao giờ đi shopping mà không lập danh sách mua sắm, và chỉ nên mua đúng những gì có trong danh sách.

Bạn nên phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu, tránh mua sắm bốc đồng và dành thời gian để cân nhắc các khoản mua lớn.

Tìm kiếm các ưu đãi để tiết kiệm tiền, ví dụ kiểm tra các chương trình khuyến mãi, tìm kiếm phiếu giảm giá, so sánh giá của các cửa hàng, mua với số lượng lớn hoặc chọn sản phẩm thương hiệu không tên tuổi (generic brand). 

Bạn cũng nên kiểm tra các chương trình khách hàng thân thiết thông qua các nhà bán lẻ yêu thích của mình để nhận được chiết khấu đặc biệt hoặc hoàn tiền.

4. Tự động hoá tiết kiệm và đầu tư

tu dong tiet kiem

Mặc dù việc chi tiêu khôn ngoan có thể cải thiện tình hình tài chính của bạn và ngăn ngừa nợ nần, nhưng nó không đảm bảo bạn sẽ đạt được mục tiêu tiết kiệm và đầu tư. Ngay cả khi bạn có tiền dư, bạn vẫn có thể bị cám dỗ mua thứ gì đó mình muốn.

Do đó, hãy thiết lập các khoản tiết kiệm hoặc đầu tư tự động để tránh tiêu cạn tiền. Bạn có thể gửi một khoản tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư ngay sau khi nhận lương và và sử dụng phần còn lại cho chi tiêu. 

Từ đó, bạn có thể hưởng lãi suất, cổ tức hoặc lợi nhuận từ số tiền tiết kiệm của mình.

(Theo Gobankingrates)

>>>9 thói quen xấu về tiền bạc khiến tài khoản của bạn luôn 'rỗng tuếch'

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính