Ai cũng muốn mình là người thông minh, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng thực tế, người thông minh, tài giỏi cũng có một số nhược điểm.
Nếu bất kỳ ai trên thế giới này được cho một viên thuốc giúp tăng trí thông minh ngay lập tức, chắc chắn 99% sẽ nhận lấy không do dự.
Do đó, có rất nhiều bài viết, khóa học, cuốn sách về cách trở nên thông minh hơn, học nhanh hơn, trở thành thiên tài,...
Trí thông minh là điều thật hấp dẫn, nhưng thực tế sống cuộc sống của một người thông minh cũng có thể đem lại những thử thách, khó khăn nhất định.
Họ có thể giỏi giang trong công việc, luôn đạt điểm cao trong học tập, thi đua, nhưng sự thông minh cũng khiến họ vấp phải vấn đề trong những lĩnh vực khác của cuộc sống.
Triệu phú tự thân Ramit Sethi đã đúc kết 5 sự thật thú vị về những vấn đề người thông minh thường hay gặp phải từ bạn bè ở Đại học Stanford và những người bạn CEO tài giỏi của mình.
Ramit Sethi, tác giả cuốn sách tài chính cá nhân bán chạy "I Will Teach You to Be Rich" (Tạm dịch: Tôi sẽ dạy bạn cách trở nên giàu có), CEO của I will teach you to be rich (Tôi sẽ dạy bạn làm giàu) và GrowthLab.
Người thông minh có xu hướng phức tạp hóa, phân tích quá mức sự việc, đôi khi đạt đến độ "tê liệt phân tích".
Bởi họ có thể nhìn nhận nhiều góc độ của sự việc nên không thể chấp nhận cái trước mắt họ. Họ có thể nhìn xa hơn những điều hiển nhiên mà ai cũng thấy.
Điều này sẽ rất tuyệt vời khi họ cần cân nhắc những chiến thuật phức tạp, những quyết định quan trọng trong cuộc đời. Tuy nhiên nếu chỉ là những vấn đề đơn giản, chỉ cần ngậm miệng và thực hiện thôi, thì họ có thể sẽ không dứt khoát nổi vì còn bận phân tích.
Ramit đưa ra công thức về kẻ thất bại như sau:
Tiêu chuẩn thấp/Không có tiêu chuẩn = Kẻ thất bại
Tiêu chuẩn cao = Tuyệt vời
Chủ nghĩa hoàn hảo = Kẻ thất bại
Người đặt tiêu chuẩn thấp hoặc không có tiêu chuẩn có thể chấp nhận mọi thứ mà mình đạt được. Họ hầu như không có bất kỳ giới hạn và chuẩn mực nào hết.
Người có tiêu chuẩn cao thì có tính lựa chọn, biết đặt ra giới hạn, biết mình là ai, biết lúc nào nên làm gì.
Còn người quá mức cầu toàn, theo Ramit, cũng có thể lụi bại. Anh đánh giá chủ nghĩa hoàn hảo chính là phiên bản "sợ thất bại" của người thông minh.
Khi Ramit Sethi định giảng dạy tài chính cá nhân ở Stanford, mọi người đều tỏ ra hào hứng... cho đến khi lớp học bắt đầu (miễn phí).
Không một ai đến.
Sau này, Ramit nhận ra rằng người ta thường ghét đến những sự kiện về tiền bạc vì nó khiến họ cảm thấy tệ về bản thân. Đặc biệt là những người thông minh.
Tâm lý của họ là: "Mình là người thông minh. Lẽ ra mình phải biết thừa những điều này. Mình không muốn đi và đặt những câu hỏi ngớ ngẩn. Mình sẽ tự tìm ra câu trả lời."
Ramit cho rằng, có thể người bớt thông minh đi học về tiền bạc thì sẽ tốt hơn. Ít nhất, họ thành thật về việc mình chưa hiểu gì về tài chính, và sẽ học hỏi một cách tích cực hơn.
Đôi khi những người thông minh nhất lại là người thầy dở. Bởi họ không thể nhớ được cảm giác khi là người mới bắt đầu.
Ví dụ bạn đến hỏi Mariah Carey rằng cô ấy đã bắt đầu sự nghiệp ra sao. Cô ấy sẽ không thể biết được. Cô ấy đã là diva một thời gian quá dài. Tất cả những gì cô ấy cần là nhạc cất lên và cô ấy bước ra sân khấu. Bởi vậy, cô ấy chẳng thể hiểu cảm giác của một người mới bắt đầu.
Người thông minh đã dành quá nhiều năm để chuyên tâm làm một việc gì đó, khiến họ quên mất cảm giác khi mới bắt đầu học hay làm việc đó là như thế nào.
Khi bạn càng thăng tiến trong sự nghiệp (hay trong tình yêu, kinh doanh,...), sẽ rất khó khăn để gạt bỏ hết những gì bạn đã biết, quay lại từ đầu và hành xử như những người mới bắt đầu thực sự, Sethi viết.
Bởi vậy, không phải người thông minh nào cũng là người thầy giỏi (nhưng phần lớn thầy giỏi là người thông minh).
Có nhiều người cho rằng mình quá giỏi để hoàn thiện những bước căn bản. Nhưng họ đã lầm.
Bạn có biết Stephen Curry, người được mệnh danh là thiên tài Messi của thế giới bóng rổ? Anh ta vẫn luyện ném bóng hàng ngàn lần mỗi ngày.
Nếu bạn muốn tốt cho mình, hãy tận hưởng niềm vui của việc luyện tập căn bản, thay vì bỏ qua nó để tiến lên.
Chỉ khi bạn đã rất giỏi cnaw bản, bạn mới có thể tập trung vào những thứ cao cấp hơn.
(Theo Growthlab)