Hưng Yên: Ăn chả cá viên trong giờ ra chơi ở trường học, bé trai lớp 1 bị hóc, hôn mê

Ăn chả cá viên không may bị nghẹn, bé trai lớp 1 ở Hưng Yên vội uống sữa cho miếng chả cá trôi xuống nhưng bé bị sặc, dị vật lọt vào đường thở khiến bệnh nhi nhanh chóng bị ngừng thở, ngừng tuần hoàn.

Chả cá viên hay được bán tràn lan ngoài cổng trường học.

Thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện này vừa tiếp nhận và đang điều trị cho một bé trai lớp 1 ở Hưng Yên bị hôn mê do hóc dị vật nghiêm trọng. 

Theo đó, trong giờ ra chơi, cậu bé lớp 1 ra ngoài ăn chả cá viên nhưng không may bị nghẹn. Bé liền uống sữa cho miếng chả cá trôi xuống nhưng bé bị ho, sặc dẫn đến miếng chả cá lọt vào đường thở. Tai nạn xảy ra rất nhanh khiến bé bị ngừng thở, ngừng tuần hoàn, ngã vật ra.

Ngay khi phát hiện trẻ bị ngã, các cô giáo đã nhanh chóng thực hiện thủ thuật Heimlich đẩy dị vật ra (đỡ trẻ và dùng tay vỗ mạnh vào giữa lưng), sau đó đưa trẻ đi cấp cứu. Bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.

Theo bác sĩ, có thể trẻ ăn trong lúc vội vàng, nhai nhồm nhoàm nên bị nghẹn. Sau khi nghẹn, bé lại  vội uống sữa nên bị sặc, dị vật vô tình lọt vào đường thở. Các cô giáo đã thực hiện thủ thuật Heimlich khá tốt, dù vậy hiện trẻ vẫn hôn mê, phải thở máy.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trẻ hóc dị vật rất đa dạng từ các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dưỡng, hạt nhãn, hạt vải… cho đến thực phẩm như thạch, trân châu, bột… Một số trường hợp trẻ hóc vật dụng, đồ chơi…

"Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng".

 Bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tối đa các dị vật đường thở, cha mẹ cần tránh để tiếp xúc với đồ chơi như kim băng, cúc áo, viên bi, đinh ghim… Không chơi đùa hay quát mắng trẻ, trẻ khóc, dọa trẻ khi ăn.

Thủ thuật Heimlich 

Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị

Mục đích

Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật, gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên; dị vật gây tắc khí quản thường xảy ra đang lúc ăn, sau khi cơm no, rượu say, sặc bột ỏ trẻ em.

Chỉ định

Sặc bột hoặc dị vật ở trẻ em nhỏ.

Ngạt thở do một mảnh thức ăn lấp thanh quản, khí quản.

Đặc biệt chú ý tối người bệnh yếu mói khỏi bệnh chưa tự ăn được.

Chống chỉ định

Không có.

Các bước tiến hành

Người bệnh đứng: hơi ngả đầu ra phía trước

Phương pháp 1:

Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưối lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần.

Phương pháp 2:

Một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng (vùng giữa hai xương bả) nhiều lần.

Người bệnh ngồi trên ghế

Phương pháp 1

Người cứu hộ đứng phía sau lưng ghế, vòng hai tay ra phía trước rồi thực hiện như trên.

Phương pháp 2

Đấm lưng như trong tư thế người bệnh đứng

Người bệnh nằm ngửa

Để đầu người bệnh nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo trên bàn tay dưới rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực.

Người bệnh nằm sấp

Dùng hai bàn tay ấn mạnh (hoặc nắm tay đấm mạnh) vào vùng liên bả nhiều lần. Trẻ em về nguyên tắc cũng làm như vậy: Trẻ sơ sinh nhấc hai chân dưói lên rồi lấy bàn tay vỗ vào lưng. Trẻ nhỏ: người lớn quỳ chân đặt úp em bé vào đùi rồi đập cườm tay vào lưng.

Theo dõi và xử trí tai biến

Khi người bệnh thở lại, chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện để tiếp tục hút dòm dãi, soi phế quản lấy dị vật nhỏ khác còn lại.

Thở oxy mũi.

Đặt Ống nội khí quản tiếp (nếu cần)

Người bệnh không thở lại, hoặc thở yếu, vẫn tím: thổi ngạt.

Ngừng tuần hoàn: bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt.

Việt Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan