Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào, ban ngày hay buổi tối mới đúng?

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào, ban ngày hay buổi tối mới đúng là câu hỏi nhiều gia chủ quan tâm.

Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào, ban ngày hay buổi tối mới đúng?

Hàng năm, vào dịp Tết ông Công ông Táo, các gia đình lại soạn sửa để làm lễ tiễn ông Công ông Táo chầu trời.

Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 - 2 ngày (tức ngày 21, 22 Âm lịch).

Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau. Thời điểm làm lễ cúng ông Công ông Táo ở mỗi nơi cũng khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm địa phương hay điều kiện của gia đình.

- Tại miền Bắc: Người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

- Tại miền Trung: Thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng ngày 23 âm lịch.

- Tại miền Nam: Người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20 giờ - 23 giờ. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo thường có: 3 bộ mã (2 bộ đàn ông và 1 bộ đàn bà), hương, hoa, oản, quả, cau trầu.

Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống như: Gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, món xào, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến... Tùy thuộc vào từng vùng miền mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể thay đổi.

Bên cạnh hai mâm lễ trên, người Việt thường chuẩn bị thêm 2 hoặc 3 con cá chép thả vào bát nước đem cúng cùng các đồ lễ khác. Cá chép sau khi cúng xong sẽ đem thả ở ao, hồ, sông, suối với ý nghĩa phóng sinh để đưa ông Táo về chầu trời.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan