Có nên ngủ ngay sau bữa trưa? Ăn trưa xong bao lâu mới nên đi ngủ và ngủ trưa bao lâu mới là tốt nhất cho cơ thể của bạn?
Có nên đi ngủ ngay sau khi ăn?
Buổi trưa thời gian nghỉ ngắn ngủi, nên thông thường mọi người đều tận dụng thời gian, ngủ ngay sau bữa ăn. Thực tế thói quen này rất nguy hiểm.
Khi ta ngủ, cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi nên việc tiêu hóa thức ăn cũng gặp khó khăn, gây ra nhiều hệ lụy như khó tiêu, ợ nóng, mất ngủ, hại dạ dày...
Không chỉ thế, trường Đại học Hy Lạp còn đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Các chuyên gia cho rằng, do chứng trào ngược axit có liên quan đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ nên dễ gây ra đột quỵ.
Hơn nữa, đi ngủ ngay sau bữa ăn thì hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn nên làm ảnh hưởng đến huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Ăn trưa xong bao lâu mới nên đi ngủ?
Thời gian lý tưởng để đi ngủ sau bữa ăn là 2 đến 3 giờ. Điều này cho phép thức ăn tiêu hóa từ dạ dày di chuyển xuống ruột non, làm giảm triệu chứng ợ nóng, giảm nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.
Tuy nhiên thực tế giờ nghỉ trưa cho những người đi làm thường rất ngắn. Mọi người phải tận dụng tối đa thời gian sau bữa ăn trưa để chợp mắt.
Vì vậy, hãy cố gắng đi ngủ sớm nhất 30 phút sau bữa ăn trưa. Ngoài ra, có thể chú ý những điều sau để giúp việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn:
- Sau khi ăn xong có thể đi lại nhẹ nhàng thay vì ngồi một chỗ để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn
- Khi ăn nên nhai thật kỹ để việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Cố gắng tránh ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thực phẩm chiên xào nhiều chất béo.
Vậy có nên không ngủ trưa để tránh hại dạ dày? Ngủ bao lâu là tốt nhất?
Các bác sĩ cho rằng "Không ngủ buổi trưa, làm hỏng buổi chiều" ý nói giấc ngủ buổi trưa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy hãy cố gắng chợp mắt một lúc để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp buổi chiều hoạt động hiệu quả.
Thời gian ngủ trưa thích hợp cũng chỉ nên dưới 30 phút. Ngủ nhiều có thể khiến cơ thể bạn ở trạng thái uể oải, thiếu năng lượng.
Bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngủ sau, sao cho phù hợp với khoảng thời gian nghỉ trưa, cũng như bữa trưa của mình:
Chợp mắt 10 - 20 giây
Nếu không có thời gian, thậm chí bạn chỉ cần chợp mắt 10 - 20 giây, nhắm mắt lại, thư giãn tâm trí, cố gắng để đầu óc không suy nghĩ gì. Chỉ cần như vậy, bạn cũng có thể thay đổi tình trạng mệt mỏi, hồi phục tinh thần.
Chợp mắt 2 - 5 phút
Chỉ cần để mắt, cơ thể và tinh thần nghỉ ngơi trong vài phút, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.
Ngủ trưa 20 - 30 phút
Đây là khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất để hỗ trợ chăm sóc gan, đủ để gan nhận lại những lợi ích điều hòa và lấy lại sự cân bằng.
Sau khi ăn trưa, máu trong cơ thể tập trung vào đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn xong phải đi bộ hay vận động, lượng máu tiếp tục phải di chuyển đến tay và chân dẫn đến không còn đủ máu để cung cấp vào gan, từ đó dẫn đến quá trình trao đổi chất trong gan bị ảnh hưởng.
Ngủ dài 40 - 90 phút
Nếu ngủ trưa trên 30 phút, cơ thể sẽ đi vào giấc ngủ sâu. Do đó khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy đau đầu và các triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ.
Vì vậy, thay vì có khoảng thời gian ngủ trưa kéo dài như vậy, bạn hãy kéo dài thời gian giữa bữa ăn trưa và giấc ngủ, còn rút ngắn thời gian ngủ xuống dưới 30 phút. Cơ thể sẽ biết ơn bạn rất nhiều.
Lạc Minh (TH)/GIADINHMOI.VN