Loài người đang phải chiến đầu với nhiều chủng virus mới thật sự nguy hiểm. Dưới đây là 9 loại virus có thể đe dọa đến tính mạng con người chúng ta nên thận trọng vì có những loại chưa có vắc xin.
Một trong những loại virus chết người ở thời hiện đại là HIV. Ước tính có khoảng 36 triệu người chết vì HIV kể từ khi nó được phát hiện vào đầu những năm 1980.
Thuốc kháng virus có thể kéo dài sự sống cho những bệnh nhân nhiễm HIV. Nhưng căn bệnh này vẫn tàn phá rất nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, có khoảng 95% các ca nhiễm HIV mới được phát hiện ở những nước này.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 20 người trưởng thành ở Châu Phi Hạ Sahara, có 1 người dương tính với virus HIV.
Theo WHO, có đến 500.000 người trên thế giới chết vì bệnh cúm mùa. Đôi khi chủng virus cúm mới xuất hiện và dẫn đến sự lây lan nhanh hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn.
Một đại dịch cúm chết người từng được nhắc đến đó là cúm Tây Ban Nha bắt đầu vào năm 1918 và khoảng 40% dân số thế giới bị cúm, trong đó có khoảng 50 triệu người tử vong.
Elke Muhlberger, một chuyên gia nghiên cứu Ebola tại trường Đại học Boston cho rằng điều tương tự có thể xảy ra lần nữa nếu một chủng cúm mới xuất hiện và dễ dàng lây từ người sáng người, gây bệnh nghiêm trọng.
Đối với bệnh cúm, các chuyên gia khuyến khích người dân nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để tránh biến chứng.
Dịch Ebola xuất hiện đầu tiên ở người ở Sudan và Cộng hòa Dân chủ Công gô vào năm 1976. Virus Ebola lây qua đường máu hoặc qua dịch, tế bào của người hoặc động vật mắc bệnh. Những chủng virus này cũng khá đa dạng.
Thậm chí, một chủng tên là Ebola Reston không khiến mọi người bị ốm. Nhưng đối với chủng Bundibugyo, tỉ lệ tử vong lên đến 50% và 71% đối với chủng virus ở Sudan.
Theo WHO, dịch Ebola ở Tây Phi bắt đầu vào năm 2014 là một trong những dịch lớn nhất và phức tạp nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Virus gây sốt xuất huyết xuất hiện vào những năm 1950s ở Phillippines và Thái Lan và đã lan ra các khu vực khác trên thế giới. Theo WHO, Có khoảng 50 - 100 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm.
Mặc dù tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết thấp hơn so với các loai virus khác, khoảng 2,5%, nhưng nó có thể gây bệnh giống Ebola gọi là Sốt xuất huyết Dengue và tỉ lệ tử vong có thể là 20% nếu không được chữa trị.
Hiện tại vẫn chưa có vắc xin sốt xuất huyết nhưng có rất nhiều cuộc thử nghiệm đã được hãng Sanofi của Pháp thực hiện, hứa hẹn sẽ có kết quả khả quan.
Hiện có 2 loại vắc xin có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi virus Rota, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ. Ở những nước phát triển, ít có trường hợp tử vong do virus Rota, nhưng đó lại là bệnh đe dọa tính mạng của trẻ ở các nước đang phát triển.
WHO ước tính có khoảng 453.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do virus Rota vào năm 2008. Nhưng các nước đang có vắc xin cho biết tỉ lệ mắc và tử vong do loại virus này giảm rõ rệt.
Mặc dù vắc xin phòng dại cho các vật nuôi được phát hiện vào năm 1920s đã giảm các ca mắc ở những nước phát triển, nhưng căn bệnh này vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với Ấn Độ và một vài nơi ở châu Phi.
Bệnh dại phá hủy não và thật sự là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không tiêm vắc xin phòng dại hoặc điều trị sau khi bị chó cắn, khả năng tử vong vì bệnh dại có thể là 100%.
Vào năm 1980, WHO tuyên bố không còn bệnh đậu mùa.
Nhưng trước đó, con người đã phải đánh vật với căn bệnh này hàng nghìn năm và có khoảng 1/3 số người mắc bệnh tử vong. Nếu còn sống, người bệnh cũng có thể có những vết sẹo sâu và có thể mù lòa.
Ước tính có khoảng 300 triệu người chết vì đậu mùa ở thế kỷ 20.
Các nhà khoa học phát hiện virus Marburg vào năm 1937 khi một số nhân viên phòng thí nghiệm ở Đức phơi nhiễm với loài khỉ nhiễm bệnh nhập từ Uganda.
Virus Marburg giống với Ebola ở chỗ cả hai có thể gây bệnh sốt xuất huyết. Có nghĩa là người nhiễm bệnh sẽ bị sốt cao và chảy máu bên trong cơ thể dẫn đến sốc, suy tạng và tử vong.
Theo WHO, tỉ lệ tử vong ở đợt bùng phát dịch đầu tiên xảy ra là 25% nhưng tỉ lệ này vượt 80% vào năm 1998 - 2000 ở nước Cộng hòa Dân chủ Công gô cũng như ở Angola vào năm năm 2005.
Hội chứng phổi do virus Hanta (HPS) được chú ý lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1993 khi một cặp đôi ở Navajo tử vong sau mấy ngày có triệu chứng khó thở. Một vài tháng sau, các chuyên gia y tế đã cô lập virus Hanta từ một loài chuột nai.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ, đã có hơn 600 người Mỹ mắc phải HPS và có khoảng 36% ca tử vong.
Được biết, loại virus này không lây từ người này sang người khác mà chủ yếu là do con người tiếp xúc với chuột bị bệnh.
(Theo Livescience)
Xem thêm Clip: 5 nhóm người dễ mắc virus Corona