Mới đây, một bà mẹ đến từ bang Colorado, Mỹ chia sẻ câu chuyện đã không cho con uống thuốc cúm vì nghe theo lời khuyên của những "chuyên gia" trên mạng khiến con cô tử vong.
Con trai 4 tuổi của chị bị sốt và lên cơn động kinh. Dù chưa được chẩn đoán là bị cúm nhưng 2 trong số 4 đứa con của chị đã bị bệnh cúm trước đó. Vì thế, khi đưa bé đi khám, bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng virus Tamiflu để điều trị.
Nhưng bà mẹ đã không mua thuốc theo đơn của bác sĩ mà tham khảo ý kiến của những người trên một nhóm Facebook có tên là "Stop Mandatory Vaccination" với 139.000 thành viên.
Bà mẹ lên nhóm và đăng bài xin lời khuyên về bệnh của con trai mình.
Đã có 45 bình luận về bài viết của người mẹ này và hầu hết đều khuyên nên thử sữa mẹ, lá húng tây, quả cây cơm cháy, tuyệt nhiên không một ai nói đến việc sử dụng thuốc cúm để điều trị.
Bà mẹ đã làm theo những lời khuyên đó. Tuy nhiên, bệnh của bé vẫn không thuyên giảm nên được đưa vào viện và tử vong 4 ngày sau đó.
Một số bài viết của bà mẹ này đã bị nhóm đó xóa đi, nhưng tìm lại một bài viết từ năm 2017 cho thấy chị đã không tiêm vắc xin phòng cúm cho các con của mình.
Theo Kolina Koltai, chuyên gia trường Đại học Texas ở có nhiều bà mẹ có con bị sởi hoặc ung thư và xin lời khuyên từ những người trên mạng. Tuy nhiên, khi có những lời khuyên không tốt, sai sự thật, chúng có thể đem lại những hậu quả khôn lường.
Ước tính có khoảng 59% các bậc cha mẹ nói rằng con cái của họ không tiêm vắc xin ít nhất 1 lần vì thông tin sai hoặc hiểu sai từ những nhóm phản đối tiêm vắc xin (anti vaccine).
Cũng theo các chuyên gia: "Mùa cúm đang hoành hành mạnh mẽ tại Mỹ. Vẫn chưa quá muộn để đi tiêm phòng. Chúng tôi khuyên mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm."
Xem thêm Clip: Phân biệt virus Corona và cảm lạnh thông thường
(Theo MSN)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Bà mẹ ôm hận vì tin lời 'chuyên gia' trên Facebook, không cho con uống thuốc cúm tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].