Tại sao bệnh cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... thường gia tăng trong mùa Đông - Xuân?

Đại diện Bộ Y tế cảnh báo, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, các dịch bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết... dễ dàng bùng phát và lây lan rộng.

  Cuối năm, nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm sẽ gia tăng.

Cuối năm, nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm sẽ gia tăng.

Bộ Y tế vừa tổ chức hội nghị Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã chủ động và quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng).

Trong 10 tháng đầu năm 2019, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018; riêng sốt xuất huyết theo chu kỳ nên số mắc, số chết tăng so với cùng kỳ; số mắc tay chân miệng tăng 0,5%.

Tại hội nghị, TS Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, các bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa đông - xuân là: Cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, tiêu chảy cấp, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, rubella… 

Giải thích nguyên nhân các bệnh truyền nhiễm gia tăng trong mùa Đông - Xuân, TS Tấn cho hay, thời điểm trên là mùa lễ hội, thường tập trung đông người và gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ gia cầm; thời tiết ẩm ướt kéo dài; gia tăng đi lại nên có nguy cơ xâm nhập các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa.

TS Tấn cũng cho biết, việc phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân còn đối diện với nhiều khó khăn như:

Một số dịch bệnh chưa có vắc - xin phòng bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Những dịch bệnh đã có vắc - xin phòng bệnh thì tỷ lệ tiêm còn thấp (sởi, bạch hầu...). Nhận thức phòng bệnh của người dân còn chưa cao, chưa tự giác tham gia phòng chống dịch tại cộng đồng.

Chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt tập trung phòng chống dịch bệnh.

Nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng còn thiếu, phân tán, chưa tập trung cho dự phòng.

  Người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.

Người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.

“Vì vậy, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng”, TS Đặng Quang Tấn nhấn mạnh.

Mục tiêu của ngành Y tế là chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh mùa đông - xuân và mùa lễ hội.

Nhiều giải pháp được đưa ra, như: Giám sát chặt, hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm, ổ dịch tại cộng đồng; tập trung truyền thông phòng chống các bệnh truyền nhiễm; nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đảm bảo tiêm đủ mũi, đúng lịch với các bệnh, đặc biệt là với bệnh sởi, rubella, ho gà, bạch hầu, đồng thời tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung nhằm đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95%...

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính