Hiểu những điều cơ bản về ngôn ngữ cơ thể có thể giúp bạn xác định các dấu hiệu cảnh báo trước khi đặt niềm tin vào ai đó. Dưới đây là những dấu hiệu từ ngôn ngữ cơ thể giúp bạn biết ai đó đang nói dối hay nói thật.
Đảo mắt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối. Nhưng nếu bạn nhận thấy người đó liên tục nhìn ra xa bạn (thường ở góc trên bên trái hoặc bên phải của mắt) thì họ có thể đang nói dối.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn nếu họ đang nhìn xuống với nhìn nghiêng. Mọi người thường nhìn xuống khi họ đang cố nhớ điều gì đó.
Bạn có thể đặt các câu hỏi tiếp theo và yêu cầu họ đảo ngược câu chuyện của mình để tìm hiểu xem họ có đang nói dối hay không.
Hầu hết mọi người đều biết về kỹ thuật này và cố gắng tránh giao tiếp bằng mắt ngay từ đầu. Ví dụ, hầu hết những người chơi poker có kinh nghiệm thường dụi mắt trong quá trình chơi để tạo ra các chuyển động tự nhiên.
Nếu bạn thấy ai đó dán mắt vào điện thoại cả ngày, điều này có thể cho thấy rằng họ sợ đối diện bạn hoặc lo lắng rằng tin nhắn từ người khác có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Đây có thể là điều đáng lo ngại nếu người yêu hoặc bạn bè của bạn đột nhiên hình thành thói quen này.
Ví dụ: nếu họ gặp khó khăn trong việc duy trì một cuộc trò chuyện trong giờ ăn và liên tục xem điện thoại, hãy cố gắng theo dõi những gì họ đang làm và hỏi thẳng nếu cần thiết.
Nhìn chung, mọi người hoặc các cặp đôi có xu hướng nghiêng người, bàn chân hoặc đầu về phía nhau trong khi trò chuyện.
Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong cử chỉ của họ và cách họ trả lời câu hỏi của bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang che giấu điều gì đó.
Đôi khi dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện qua mạng, ví dụ bạn phải đợi hơn 6 giờ để nhận được phản hồi từ họ. Họ có thể sử dụng cách này để tạo khoảng cách với bạn.
Điều này cũng có thể có nghĩa là họ không thực sự quan tâm đến cuộc trò chuyện và muốn ở một nơi khác.
Trong tình huống này, hãy cố gắng tránh thúc đẩy cuộc trò chuyện quá căng thẳng với họ và chấp nhận rằng người này không đáng để bạn dành thời gian.
Chớp mắt là hiện tượng tự nhiên. Nhưng hãy chú ý đến hiện tượng chớp mắt bất thường, ví dụ chớp mắt quá nhiều hoặc quá ít.
Chớp mắt quá ít có thể là dấu hiệu họ đang cố "gồng mình" để giả vờ quan tâm đến cuộc trò chuyện hoặc là đang nói dối.
55% cuộc trò chuyện của chúng ta là phi ngôn ngữ, và tay và chân là một phần quan trọng trong số đó.
Khoanh tay có thể biểu thị sự phòng thủ hoặc tự bảo vệ, trong khi vắt chân có thể biểu thị sự không thoải mái với ai đó.
Họ thường vô tình sử dụng ngôn ngữ cơ thể này để đánh lạc sự chú ý khỏi bản thân.
Đối với giao tiếp bằng lời nói, họ tránh nói về bản thân và xoay xở để lật ngược mọi câu hỏi về phía bạn.
Sử dụng cử chỉ tay rất hữu ích khi bạn nói chuyện với mọi người. Nó giúp mọi người nhấn mạnh những điểm chính của họ và giữ cho những người khác chú ý vào cuộc trò chuyện.
Tuy nhiên, các cử chỉ tay chỉ tốt khi được thực hiện ở mức độ vừa phải. Trên thực tế, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cho thấy những người dùng cử chỉ bằng cả hai tay có khả năng là người nói dối.
Việc lạm dụng cử chỉ tay khiến họ có vẻ thiếu tin cậy và luống cuống. Điều này cũng đúng khi cử chỉ của họ không phù hợp với lời nói của họ và có thể gây ấn tượng rằng họ không biết mình đang nói gì.
Với cử chỉ tay bình thường, tay nên ở vị trí ngang với eo và được sử dụng có kiểm soát. Cử chỉ tay cũng chậm lại khi họ tạm dừng trong cuộc trò chuyện.
Hãy chú ý đến sự thay đổi giọng nói trong các cuộc trò chuyện. Những người nói dối thường chuyển từ tông giọng bình thường sang tông giọng cao hơn so với người nói thật.
Mặc dù giọng nói chói tai không khẳng định rằng họ đang nói dối, nhưng giọng nói chói tai kết hợp với các dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể khác có thể giúp bạn quyết định xem mình có nên tin tưởng họ hay không.
(Theo Bright Side)