Ai cũng có thể yêu nhầm một vài người trước khi tìm được người phù hợp cho mình. Dưới đây là 13 dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu sai người.
Để có một mối quan hệ lành mạnh, cặp đôi cần có thể giao tiếp và chia sẻ cảm xúc, ối quan tâm của bản thân.
Nếu bạn nhận thấy mình đã nói về những điều khiến bạn khó chịu nhưng đối phương không làm bất cứ điều gì để thay đổi thì có thể họ không phải người phù hợp với bạn.
Quả thực có một số người thích chiều chuộng người yêu bằng cách mua quà, đưa họ đi chơi, thậm chí trả tiền đi du lịch.
Dù đó là điều bình thường nhưng họ không nên là người duy nhất bỏ ra công sức và tiền bạc cho mối quan hệ.
Nếu nửa kia không hề cố gắng san sẻ trách nhiệm với bạn thì đó không phải mối quan hệ lành mạnh.
Khi bạn gặp được đúng người, người ấy sẽ khuyến khích bạn trở nên tốt đẹp hơn. Nếu bạn nhận thấy mình ngày càng sống thiếu lành mạnh, năng suất kém hơn khi còn độc thân thì bạn nên thận trọng.
Chú ý các thói quen của bạn và người yêu để hiểu mối quan hệ này đã ảnh hưởng bạn như thế nào.
Khi bạn ở bên người dành cho bạn, bạn sẽ cảm thấy chắc chắn với mối quan hệ của mình và không có nhu cầu tạm tách xa nhau rồi lại quay lại.
Hơn nữa, một mối quan hệ lúc chia tay, lúc quay lại có tác động không tốt tới sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn.
Nếu nửa kia của bạn cô lập bạn khỏi những người thân yêu thì đó là việc làm sai trái.
Mặc dù chúng ta phải hy sinh cho tình yêu nhưng nửa kia không bao giờ được yêu cầu chúng ta hy sinh bạn bè và gia đình.
Điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên cô lập, dễ tổn thương và phụ thuộc vào nửa kia. Người đó có thể đang cố gắng kiểm soát, thao túng bạn bằng cách cô lập.
Bạn đang yêu một người không thích "dán nhãn" cho mối quan hệ của hai bạn? Có thể là do họ sợ cam kết, gắn bó lâu dài.
Bạn không nên phí thời gian cho một người không chắc rằng họ có muốn bên bạn hay không.
Tất cả chúng ta cần ở bên một người sẵn sàng cam kết và chắc chắn với cảm xúc của mình.
Tất nhiên chúng ta nên cảm thấy thoải mái khi ở bên người yêu. Nhưng nếu bạn ở bên một người chỉ vì bạn đã quen với cuộc sống của họ, thì đó không phải là lý do để hai bạn bên nhau.
Để hạnh phúc, mối quan hệ còn cần có đam mê, ham muốn và tình yêu.
8. Đối phương không bao giờ nói xin lỗi
Ai cũng có lúc mắc sai lầm và lỡ nói hoặc làm những việc khiến họ hối tiếc.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là họ có xin lỗi và chịu trách nhiệm cho hành động của mình hay không.
Nếu nửa kia của bạn thường xuyên làm bạn tổn thương nhưng không bao giờ xin lỗi thì họ chưa trưởng thành về cảm xúc.
Những người có mối quan hệ lành mạnh không sợ là chính mình; họ biết rằng nửa kia chấp nhận con người thật của họ.
Họ thoải mái thể hiện màu sắc thực sự của mình. Quan trọng hơn, họ không ngại lên tiếng ề các vấn đề trong mối quan hệ.
Nếu bạn cảm thấy mình phải giả vờ trở thành một người khác hoặc luôn phải thận trọng khi ở bên người kia thì đó không phải người phù hợp với bạn.
10. Đối phương không bao giờ thỏa hiệp
Muốn mối quan hệ thành công, cả hai cần học cách hy sinh và thỏa hiệp. Hai người phải chất nhận rằng không thể lúc nào mọi thứ cũng theo ý mình.
Nếu bạn có một người yêu ích kỷ, luôn phải chiều chuộng đối phương thì có thể bạn đang yêu một người chưa đủ trưởng thành.
Cảm thấy không thoải mái khi ở bên một người là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hai người không dành cho nhau.
Ngược lại, nếu bạn nhận thấy nửa kia không thoải mái khi ở bên bạn thì mối quan hệ này rất có thể sẽ tan vỡ.
Người ấy có thể không thoải mái để sống thật với chính mình hoặc luôn cảm thấy bất an, cố gắng làm hài lòng người khác.
12. Bạn yêu con người tiềm năng của đối phương chứ không phải hiện tại
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có yêu đối phương vì con người họ ở hiện tại hay không để hiểu được cảm xúc thực sự của bạn.
Bạn có yêu họ ngay cả với những khiếm khuyết và thiếu sót của họ? Hay bạn chỉ yêu thích tiềm năng mà họ có và con người mà họ có thể trở thành?
Nếu bạn đang hình dung người mà họ có thể trở thành thay vì con người thật của họ hiện tại thì đó là dấu hiệu báo động.
(Theo IHI)