Nhiều người không ý thức được rằng cứ vài phút lại 'à, ừm' có thể gây ấn tượng xấu rằng bạn thiếu tự tin hoặc thiếu thông minh. Cách nói chuyện, diễn đạt khi đi phỏng vấn việc làm có thể quyết định thành-bại.
Tâm lý học cho chúng ta biết rằng chỉ mất 7 giây để tạo ấn tượng đầu tiên, nhưng những gì bạn nói có thể duy trì hoặc tái tạo ấn tượng đó.
Dưới đây là một số sai lầm trong cách diễn đạt, nói chuyện khi phỏng vấn việc làm khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng và cách nói thay thế.
Trong những trường hợp trang trọng, bạn nên tránh thêm các từ "à... ừm..." vì các từ này thường được sử dụng khi chúng ta không thể suy nghĩ nên nói gì.
Liên tục à... ừm có thể làm bạn đánh mất sự uy tín, nhất là khi đang ứng tuyển công việc liên quan đến kinh doanh, truyền thông hay các công việc đòi hỏi biết nói chuyện.
Bạn nên nói gì? Bạn nên tạm dừng lại, điều này sẽ cho phép bạn suy nghĩ về những gì cần nói tiếp theo và cũng cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang suy nghĩ về câu trả lời của mình.
Đặt câu hỏi liên quan đến công ty có vẻ là thể hiện sự quan tâm, nhưng sẽ làm bạn mất điểm.
Là ứng viên, bạn có trách nhiệm tự tìm hiểu về công ty đó. Nó sẽ cho người phỏng vấn thấy bạn thực sự quan tâm đến công ty và đã dành thời gian để tìm hiểu họ trước khi họ biết bạn.
Bạn nên nói gì? "Công ty có kế hoạch tăng trưởng gì trong 3 năm tới? Một ngày điển hình trong công ty như thế nào ạ? Trong bộ phận (công việc bạn ứng tuyển) có dự án trước mắt nào cần giải quyết ạ?"
Hãy đặt những câu hỏi cụ thể mà bạn không thể tìm thấy câu trả lời trên website của công ty.
3. 'Lương thưởng bao nhiêu?'
Lương thưởng đóng một vai trò quan trọng trong sự hài lòng với công việc của người lao động.
Tuy nhiên, bạn nên tránh đề cập đến con số lương và phúc lợi trong buổi phỏng vấn đầu.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên là để bạn cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy bạn là ai và bạn có khả năng mang lại những gì cho tổ chức chứ không phải những gì bạn có thể nhận được từ họ.
Bạn có thể nói chuyện về vấn đề lương, thưởng nếu người phỏng vấn nhắc đến hoặc khi công ty liên hệ lại với bạn hoặc trong cuộc phỏng vấn thứ hai.
Bạn nên nói gì? "Tôi mong muốn được nghe thêm về các chế độ dành cho nhân viên của bạn trong cuộc trò chuyện tiếp theo của chúng ta."
4. 'Xin lỗi, tôi đến muộn.'
Bạn không nên nói lời xin lỗi ngay cả trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Việc đến muộn khi đi phỏng vấn không chỉ gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng mà còn cho thấy rằng bạn không quan tâm đến thời gian của họ.
Bạn nên nói gì? Không gì cả. Giải pháp duy nhất là đúng giờ.
Việc phô trương bằng cấp có thể rất dễ dàng như tốt nhất bạn nên kiềm chế khi đi phỏng vấn, trừ khi người phỏng vấn hỏi bạn trực tiếp về chúng.
Hãy nhớ rằng bằng cấp và chứng chỉ của bạn đã được liệt kê trong sơ yếu lý lịch (CV), vì vậy người phỏng vấn đã biết bạn tốt nghiệp trường nào, có những bằng cấp và danh hiệu gì.
Cũng cần lưu ý rằng học thuật chỉ là một khía cạnh mà công ty đang xem xét, họ cũng đang cân nhắc kinh nghiệm, kỹ năng và con người của bạn.
Bạn nên nói gì? Hãy chờ cho đến khi người phỏng vấn hỏi về trình độ học vấn của bạn.
"Ngoài thành tích trong trường, tôi còn có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc áp dụng các lý thuyết đã học vào thực tế. Tôi mong muốn được chia sẻ và học hỏi tại quý công ty."
Nếu bạn chưa có bằng cấp, hãy tập trung vào kinh nghiệm hoặc thế mạnh của bạn:
"Mặc dù tôi không có nền tảng giáo dục trong lĩnh vực ... nhưng tôi đã ở vị trí ... trong ... năm và đã đạt được các thành tích như ..."
Nếu đây không phải là lần đầu tiên bạn đi tìm việc, bạn có thể gặp phải tình huống người phỏng vấn sẽ hỏi về công việc trước đây của bạn.
Nếu bạn rời bỏ công việc trước đây của mình vì những điều khoản tồi tệ hoặc gặp phải những trải nghiệm tồi tệ với người sếp cũ, hãy tránh nhắc đến hoặc nói xấu họ trong buổi phỏng vấn.
Bạn nên cho người phỏng vấn thấy mặt tích cực và bạn có thể vượt qua những thử thách đó.
Nói xấu người khác chỉ có thể làm tổn hại hình ảnh của bạn và sẽ là điều bạn hối tiếc sau này.
Bạn nên nói gì? Công ty trước đây tôi làm không mang lại sự phát triển trong công việc.
Mặc dù trung thực có lợi cho cuộc phỏng vấn nhưng quá trung thực và thẳng thắn có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc đang tìm kiếm một công việc mới mà bạn chưa có kinh nghiệm trước đó, thì tốt nhất bạn nên nêu bật điểm mạnh và kỹ năng của mình thay vì nói bạn thiếu kinh nghiệm.
Bạn nên nói gì? Mặc dù hầu hết kinh nghiệm của tôi là ở bộ phận ..., nhưng tôi đã tham gia các khóa học ngắn hạn và giúp đỡ những người quản lý cũ trong việc ...
Trong những năm học đại học, tôi đã hoạt động trong tổ chức ..., tổ chức này cung cấp cho tôi một số kinh nghiệm về ...
Một trong những câu hỏi có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn xin việc là dự định của bạn trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Nếu bạn có tư duy kinh doanh, đừng vội trả lời rằng bạn muốn trở thành khởi nghiệp hoặc mở doanh nghiệp của riêng mình trong tương lai.
Loại câu trả lời này ngay lập tức có thể khiến người phỏng vấn từ chối bạn, vì công ty không muốn tuyển dụng và đào tạo một người có dự định rời đi?
Bạn nên nói gì? Nếu người phỏng vấn hỏi bạn về kế hoạch cho tương lai, bạn có thể trả lời chung chung, nhưng nhấn mạnh gắn bó lâu dài với công ty.
Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cộng tác, có lẽ bạn có thể nói: "Trong 3 năm nữa, tôi sẽ trở thành một quản lý dẫn dắt cả team". Hoặc trả lời khái quát hơn như "Tôi sẽ thăng tiến trông công ty này và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình".
Sự căng thẳng và lo lắng khi phỏng vấn tuyển dụng có thể gây ra những cản trở về tinh thần, khiến bạn thốt ra những câu như "Tôi không biết" hoặc "Tôi không chắc" trong một cuộc phỏng vấn.
Dù trả lời đơn giản "Tôi không biết" có thể được xem là trung thực, nhưng người phỏng vấn có thể coi điều này là biểu hiện của thiếu năng lực.
Khi đối mặt với một câu hỏi khó, hãy dành một chút thời gian để hít thở và bình tĩnh trước khi bắt đầu nói.
Nếu bạn thực sự không biết câu trả lời, có một cách khác để thừa nhận điều này thay vì nói "Tôi không chắc".
Bạn nên nói gì? "Đây là một câu hỏi rất hay. Tôi có thể dành một chút thời gian để suy nghĩ về câu trả lời của mình được không?"
"Cảm ơn bạn đã hỏi, nhưng tôi phải thừa nhận rằng tôi đang gặp khó khăn để tìm ra câu trả lời."
Thông thường, trước khi cuộc phỏng vấn kết thúc, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn có bất kỳ câu hỏi nào không.
Dù bạn muốn cuộc phỏng vấn kết thúc thế nào, hãy cố gắng chịu đựng vài phút tiếp theo bằng cách đặt những câu hỏi hay.
Những câu hỏi này là bằng chứng cho thấy bạn quan tâm đến công ty và cho thấy rằng bạn thực sự muốn nhận được công việc này.
Bạn nên nói gì? "Vâng, tôi có điều muốn hỏi ... Những thách thức lớn nhất mà một người ở vị trí này sẽ phải đối mặt là gì?"
"Là một nhân viên trong công ty, môi trường làm việc ở đây như thế nào? Có bộ kỹ năng cụ thể nào mà bạn đang tìm kiếm ở một ứng viên lý tưởng không?"
Trước khi bạn bước ra khỏi cửa, đừng quên cảm ơn người phỏng vấn và nói rằng bạn mong nhận được phản hồi từ họ.
Hãy nhớ bước vào với ấn tượng tốt đẹp ban đầu và rời đi với ấn tượng tốt đẹp lâu dài.
(Theo Bright Side)