Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 gồm 10 Dự án thành phần, trong đó giao Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với mục tiêu “Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Dự án 8 gồm 4 nội dung can thiệp với các hoạt động chính:
- Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến giới và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người uy tín trong cộng đồng.
Năm 2024, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tổ chức nội dung bộ sách Câu chuyện truyền thông thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới gồm 4 cuốn:
- Thoát hiểm an toàn (Tuyên truyền phòng chống nạn buôn người, di cư không an toàn)
- Nói không với bạo lực (Tuyên truyền bình đẳng giới và phòng chống bạo lực)
- Tấm khiên bảo vệ (Tuyên truyền hỗ trợ phụ nữ và trẻ em phòng tránh xâm hại)
- Bông hoa tự tin (Bồi dưỡng kỹ năng cho thanh thiếu niên)
Đây là bộ sách giúp phụ nữ và trẻ em, cán bộ ở cơ sở nói chung, trong đó có cán bộ Hội Phụ nữ triển khai tốt các nội dung tuyên truyền “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Bộ sách được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi những hủ tục, tập tục lạc hậu, đồng thời khuyến khích, phát huy các giá trị tiến bộ dành cho phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc và miền núi.
An AnBạn đang xem bài viết 'Nói không với bạo lực' – Câu chuyện truyền thông thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới tại chuyên mục Giới & Phát triển của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].