13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc

Khi phỏng vấn xin việc, kiến thức và kinh nghiệm của bạn đóng vai trò rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó, có nhiều nhân tố bất ngờ có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn.

  13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc

Dưới đây là 13 nhân tố bất ngờ có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn việc làm của bạn.

Nắm được chúng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội có được công việc. 

Thời tiết ngày bạn đi phỏng vấn

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 1

Nghiên cứu cho thấy thời tiết có thể ảnh hưởng đến kết quả của các sự kiện quan trọng. Nó ảnh hưởng cả đến bạn và nhà tuyển dụng.

Có nhiều người có tâm trạng phụ thuộc vào thời tiết, chẳng hạn khi trời mưa, họ trở nên xao nhãng, thiếu chú ý và dễ nổi cáu hơn.

Những người đi phỏng vấn trong một ngày trời mưa u ám dễ nhận kết quả xấu hơn những người đi phỏng vấn vào một ngày trời nắng đẹp.

Nếu được, hãy xem dự báo thời tiết trước khi sắp xếp buổi phỏng vấn việc làm.

Thời điểm bạn đến buổi phỏng vấn

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 2

Chuyên gia cho biết đến sớm khi đi phỏng vấn là tốt, nhưng nếu đến quá sớm thì bạn lại đang làm giảm cơ hội được nhận của mình.

Có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn quá lo lắng, hoặc đang cố tình gây áp lực với họ.

Do đó bạn nên đến sớm khoảng 10-15 phút trước giờ hẹn mà thôi. Nếu bạn vô tình đến quá sớm, có thể chờ đợi bên ngoài một lúc.

Thứ tự phỏng vấn của bạn

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 3

Đừng là người phỏng vấn đầu tiên. Nhà tuyển dụng thường vô thức so sánh mỗi ứng viên với người trước đó, và người đầu tiên sẽ là điểm mốc. Do đó họ khó có thể nổi trội hơn tất cả những người đến sau mình.

Tuy nhiên bạn cũng không nên là người phỏng vấn cuối cùng. Có một khái niệm gọi là "decision fatigue" hay "mệt mỏi trong quyết định", thường xảy ra sau khi một người phải đưa ra nhiều quyết định. Nhất là khi buổi phỏng vấn của bạn diễn ra cuối một ngày làm việc mệt mỏi.

Đừng là người ở thứ tự giữa buổi phỏng vấn. Thứ tự tốt nhất là ngay trước đó một số. Lý do là con người thường đánh giá thấp hơn những người gần cuối, đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh trước đó lại được đánh giá tốt.

Màu sắc trang phục bạn mặc khi đi phỏng vấn

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 4

Theo chuyên gia tuyển dụng nhân sự, khi đi phỏng vấn việc làm bạn nên mặc những màu sắc bảo thủ như đen, xanh, nâu. Đừng mặc những màu sắc rực rỡ gây nhức mắt như cam, hồng, đỏ,... Bạn chỉ nên thể hiện sự sáng tạo của mình khi cần thiết.

Vị trí bạn chọn ngồi

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 5

Khi được mời ngồi xuống, đừng do dự di chuyển vị trí chiếc ghế đến nơi bạn muốn. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy họ đang phỏng vấn một người tự tin, dám hành đồng. Nó sẽ tăng cơ hội trúng tuyển của bạn.

Mức độ tự tin của bạn

Những ứng viên cực tự tin, thậm chí là tự luyến thường nhận được nhiều lời đề nghị hơn người khác. Họ biết cách thể hiện bản thân và thuyết phục người khác rằng họ có ích. 

Cách đáp lại khi được mời đồ uống

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 6

Nếu bạn được mời trà hoặc cà phê khi đang phỏng vấn, hành vi của bạn cần tùy thuộc vào tình huống cụ thể.

Nếu người nói là lễ tân thì bạn có thể nói "Vâng", nhưng nếu đó là nhà tuyển dụng thì bạn tốt nhất nên nói "Không", để họ không phải tốn thời gian pha cà phê cho bạn.

Cách đặt tay khi đang phỏng vấn

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 7

Cử chỉ tay nhẹ nhàng và phù hợp sẽ giúp lời nói của bạn rõ ràng hơn và ảnh hưởng đến cách nhà tuyển dụng đánh giá bạn.

- Hãy mở lòng bàn tay ra để thể hiện sự chân thành của bạn, từ đó bạn sẽ tăng cơ hội được nhận.

- Lòng bàn tay hướng xuống thể hiện sự thống trị, đây là tư thế tốt nếu bạn đang phỏng vấn vị trí quản lý.

- Nếu giấu lòng bàn tay (trong túi áo, túi quần), nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn đang che giấu điều gì đó.

- Nếu khoanh tay trước ngực, đó là tư thế phòng thủ, thể hiện sự thất vọng hoặc phản đối, tư thế này sẽ khiến bạn mất điểm nặng!

Giọng nói và ngữ điệu của bạn

Theo NPR, trong tương lai các công ty có thể xác nhận ứng viên có phù hợp hay không chỉ bằng giọng nói. 

Thuật toán đo dựa trên tính hấp dẫn của giọng nói, giọng nói có bình tĩnh hay không, hoặc các yếu tố khác quan trọng cho vị trí bạn ứng tuyển.

Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá tiếng địa phương là một hạn chế và sẽ cho rằng người nói tiếng địa phương không thể đảm nhận vị trí quản lý. Điều này nghe có vẻ không công bằng, nhưng tốt nhát bạn nên ghi nhớ sự thật này.

Bạn đổ mồ hôi

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 8

Đổ mồ hôi có nghĩa bạn đang cảm thấy lo lắng. Bí quyết hay cho bạn là hãy uống một cốc nước khi đang chờ phỏng vấn. Điều này sẽ giúp thân nhiệt của bạn chống chịu tốt hơn và bạn không bị đổ mồ hôi quá nhiều.

Thái độ của bạn với người khác

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 9

Thái độ của bạn với người khác có thể nói lên nhiều điều hơn cả CV của bạn. Một chuyên gia tuyển dụng có thể chú ý đến cách bạn giao tiếp với các nhân viên khác, kể cả lao công. Hãy lịch sự với tất cả mọi người, bạn sẽ có thêm cơ hội được tuyển.

Quê quán của bạn

Nếu nhà tuyển dụng và bạn có cùng quê hay ở cùng khu phố thì sẽ rất có lợi cho bạn, Bởi con người thường vô thức đánh giá cao, tán dương những người mà họ có cùng nguồn gốc.

Cách bạn gửi email

13 nhân tố không ngờ khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc 10

Chờ đợi kết quả là một phần quan trọng của buổi phỏng vấn. Bạn có thể gửi một lá thư cảm hơn trong vòng 24 giờ sau khi phỏng vấn (gửi trong giờ làm việc). 

Nếu bạn không gửi lá thư này, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không hào hứng với công việc, hoặc họ đã quên bạn trước đó và không được nhắc nhở.

(Theo BS)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính