Một số phụ huynh khi thấy con mình bị béo đã tự ý cho trẻ ăn kiêng theo cách của mình mà không biết rằng nếu làm không đúng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Vậy bạn cần phải làm như thế nào?
Hiện nay, thừa cân và béo phì ở trẻ em các lứa tuổi đang gia tăng nhanh. Tuy nhiên, một số phụ huynh khi thấy con mình bị béo đã tự ý cho trẻ ăn kiêng theo cách của mình mà không biết rằng nếu làm không đúng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Vậy bạn cần phải làm như thế nào?
Ba nguyên tắc điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ mà bố mẹ cần biết:
Do cơ thể trẻ em đang tăng trưởng và phát triển nhanh nên việc điều trị thừa cân béo phì ở trẻ cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
Ba nguyên tắc dinh dưỡng dành cho trẻ thừa cân béo phì:
Ba loại thực phẩm trẻ thừa cân béo phì CẦN DÙNG MỖI NGÀY
Để giúp trẻ giảm tốc độ tăng cân nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng chiều cao tốt, có 3 loại thực phẩm mà trẻ không được thiếu, đó chính là các thực phẩm giàu chất Đạm, Sữa (cung cấp canxi) và Rau Củ Quả (cung cấp các vitamin và chất khoáng) nhưng lưu ý phải chọn loại ít ngọt, ít béo.
Chất Đạm: nên chọn ăn thịt cá nạc, tôm tép, trứng, đậu đỗ, nấm, rong biển… và nên ăn cá nhiều hơn thịt, nên ăn đạm động vật phối hợp đạm thực vật.
Sữa: không được cắt sữa của trẻ thừa cân béo phì nhưng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên phải cho trẻ đổi qua tập dùng các loại sữa giảm béo kèm ít/không đường (sữa chua cũng chọn loại ít/không đường), tuyệt đối không dùng sữa đặc có đường và vẫn cần đảm bảo cho trẻ ít nhất 400-600ml sữa mỗi ngày.
Rau Củ Quả: nên tăng cường các loại trái cây nhiều nước, ít ngọt như bưởi, táo, mận, ổi, kể cả củ sắn… Nên tập cho trẻ ăn đa dạng, nhiều loại rau củ trong mỗi bữa ăn dưới dạng luộc, hấp, salad (tránh chiên xào)… và nên tăng thêm lượng canh rau củ trong mỗi bữa cơm.
Ba loại thực phẩm trẻ thừa cân, béo phì BẮT BUỘC PHẢI GIẢM
Đây là 3 loại thực phẩm giàu năng lượng và cũng là 3 thủ phạm gây ra thừa cân, béo phì ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, cần cắt giảm. Ba loại đó chính là:
Tinh bột: trẻ béo nên giảm ăn cơm (đặc biệt là cơm tấm có mỡ hành), xôi nếp (kể cả bánh chưng, bánh tét…), bánh mì ngọt hay mặn, mì, nui… Nên giảm lượng tinh bột và nên ăn dưới dạng nước thay vì dạng khô (ví dụ: ăn cháo thay cơm, ăn mì nước, nui nước thay mì khô, nui khô…). Nên tập cho trẻ ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ giúp no lâu như gạo lứt, yến mạch…
Thức ăn ngọt: cần hạn chế tối đa các loại đường, mật ong, si rô, mứt, bánh, kẹo, rau câu, nước ngọt, kem, chè, các loại snack, kể cả trái cây ngọt như mít, nhãn, xoài chín, sầu riêng…
Thức ăn béo: nên giảm tối đa lượng dầu, mỡ, bơ, sốt mayonnaise, đồ chiên xào quay, nước cốt dừa, mì gói, thức ăn nhanh (gà chiên, khoai tây chiên, hamburger, pizza…), không nên ăn thịt mỡ, da, đồ lòng…
Tuyệt đối KHÔNG BAO GIỜ để trẻ nhịn đói!
Trẻ em nhịn ăn sẽ dễ bị thiếu chất, hạ đường huyết và sẽ có xu hướng ăn bù không kiểm soát vào bữa ăn sau. Vậy nên, dù trẻ đang thừa cân béo phì, vẫn cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ các bữa và uống đủ lượng sữa theo nhu cầu của lứa tuổi. Nếu trẻ vẫn còn than đói và đòi ăn thêm, hãy tăng thêm loại sữa phù hợp hay cho trẻ ăn thêm rau, củ, trái cây ít ngọt, mẹ nhé!
ThS. BS. Trần Thị Hồng Loan (Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood)