Ăn bánh Trung Thu trong ngày hội trăng rằm đã là tập tục truyền thống của Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Có điều, không nhiều người chú ý đến việc thể trạng sức khỏe có phù hợp để ăn hay không.
Dưới đây là những người nên cẩn trọng khi ăn loại bánh này:
1. Trẻ em
Phần lớn, trong bánh Trung Thu thường chứa hàm lượng đường rất cao. Những thành phần này ở trong khoang miệng vi khuẩn phân chia, sản sinh chất axit, do đó dẫn đến bị sâu răng, còn tạo thành các mảng bám xung quanh răng.
Do đó, sau khi ăn bánh, trẻ không được bỏ quên bảo vệ sức khỏe khoang miệng. Đương nhiên, đối với trẻ em trong thời gian răng đang phát triển, càng phải chú ý.
Ngoài ra, trẻ em 3 tuổi trở xuống không nên ăn, 3 tuổi trở lên có thể ăn một chút, tốt nhất không ăn vào buổi tối, tránh tăng gánh nặng cho dạ dày. Sau khi ăn bánh xong phải nhanh chóng đi đánh răng, loại bỏ những phần còn sót lại trong khoàn miệng.
2. Người cao tuổi
Bánh Trung Thu chứa hàm lượng calo cao, người bị tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch và những người đường ruột kém không nên ăn nhiều. Và người cao tuổi là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của những bệnh này, vì vậy khi ăn bánh phải cẩn thận hơn.
Đối với bệnh nhân tiểu đường mà nói, cái gọi là 'bánh trung thu không có đường' không phải là hoàn toàn vô hại, cũng phải chú ý không nên sử dụng quá nhiều.
Người già trong lúc thưởng thức bánh tốt nhất nên kết hợp với trà, như vậy có thể đỡ ngán hơn.
3. Phụ nữ đang mang thai
Những phụ nữ đang mang thai càng phải chú ý khi ăn bánh trung thu. Bởi trong bánh có chứa lượng đường tương đối cao, phụ nữ mang thai ăn nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Không những vậy, bánh này còn chứa nhiều chất béo, calorie cao, dễ dẫn đến tăng cân quá mức ở phụ nữ có thai, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Ngoài ra, chức năng dạ dày của phụ nữ mang thai cũng tương đối yếu, ăn bánh nhiều dầu nhiều đường, rất khó tiêu hóa.
Do đó, trrong ngày lễ hội Trung Thu, phụ nữ mang thai nên ăn với lượng vừa phải, để tránh ăn quá nhiều đường và chất béo.
Tết Trung thu đã có nguồn gốc từ xa xưa và còn được gọi với tên là tết Đoàn viên. Bởi vì đây chính là dịp mà các thành viên trong gia đình sẽ có cơ hội quây quần bên nhau cùng đón cỗ trăng rằm, cùng nhau ăn bánh, uống trà trò chuyện cùng nhau.
Trải qua bao năm tháng thăng trầm thì tết Trung thu ngày nay mặc dù đã có nhiều sự thay đổi thế nhưng nó vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống dân tộc xưa nay. Đây là dịp để những em nhỏ được chơi lồng đèn, xem múa lân...
Mỗi người con sẽ về sum họp bên gia đình và cùng nhau kể chuyện, vui chơi. Đồng thời trong ngày này phận con cháu cũng có dịp bày tỏ sự biết ơn và tấm lòng thành kính đến với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình.
Hoàng NamBạn đang xem bài viết Những người cần cẩn trọng khi ăn bánh Trung Thu tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].