Nghệ sĩ Chánh Tín qua đời đột ngột tại nhà riêng khiến những người hâm mộ bàng hoàng. Ít ai biết rằng, ông mang trong mình căn bệnh rất nhiều người mắc phải, đó là tiểu đường.
Insulin là một hormone điểu hòa đường huyết trong cơ thể. Tiểu đường là một bệnh mãn tính có thể xảy ra khi tuyến tuỵ không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không dùng insulin một cách hợp lý.
Lượng đường huyết tăng thường là do bệnh tiểu đường không được kiểm soát. Và nó có thể gây tổn thương nặng nề cho cơ thể, đặc biệt là các mạch máu và dây thần kinh.
Tiểu đường là căn bệnh rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Theo thời gian, nó có thể phá hủy tim, các mạch máu, thận, mắt và dây thần kinh.
Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường có thể giúp điều trị và kiểm soát bệnh được tốt hơn.
Việc điều trị có thể là thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện để giảm đường huyết. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân tiểu đường không nên hút thuốc.
Khi phát hiện bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ có thể giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả bằng cách kiểm soát huyết áp, chăm sóc đôi chân, dùng thuốc đặc trị.
Tiểu đường là một căn bệnh đáng sợ, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. WHO khuyến cáo, chúng ta có thể phòng bệnh tiểu đường bằng những biện pháp như:
(Theo WHO Và Medical News)
Sự thật về tiểu đường
- Số bệnh nhân mắc tiểu đường tăng lên từ 108 triệu người năm 1980 và lên đến 422 triệu người năm 2014. Và thường xảy ra ở những người từ 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân bị tiểu đường tăng nhanh ở những nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
- Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận, mù, bệnh tim, đột quỵ, và nguy cơ cắt cụt tứ chi.
- Ước tính năm 2016, có khoảng 1,6 triệu người tử vong vì tiểu đường.
- Có khoảng 1 nửa các ca tử vong do nồng độ glucose trong máu cao trước 70 tuổi. Năm 2016, tiểu đường là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong cho người bệnh.
- Các nhà khoa học cho rằng tập thể dục, giữ gìn vóc dáng, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không hút thuốc lá, thuốc kê đơn có thể phòng bệnh và giảm các biến chứng bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường tuýp 2 thường phổ biến hơn tiểu đường tuýp 1.
Xem thêm Clip: 6 thực phẩm vàng tốt cho người bệnh tiểu đường