Theo dõi chỉ số đường huyết
Nồng độ đường huyết cao có thể gây hại cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau.
Nếu nồng độ glucose trong máu càng cao, khả năng bị biến chứng càng nhiều. Và biến chứng lâu dài từ bệnh tiểu đường có thể chia thành 3 loại như sau:
- Đau thắt ngực do vi mạch: Nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể của bạn (ví dụ như các mạch máu ở trong mắt và thận)
- Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Thường ảnh hưởng đến bàn chân của bạn. Nó có thể làm suy yếu chức năng vốn có của các cơ quan trong cơ thể như ruột, bàng quang, và tim, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim và rối loạn chức năng tình dục.
- Bệnh tim mạch: Ảnh hưởng đến các mạch máu lớn hơn trong cơ thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và tắc động mạch.
Vì vậy, bạn nên kiểm soát nồng độ glucose trong máu ở mức bình thường để giảm thiểu tối đã những biến chứng nguy hiểm nhé.
Kiểm soát huyết áp ở mức 140/90 mg Hg
Mức huyết áp lý tưởng của người khỏe mạnh đó là 130/80. Khi bị tiểu đường, bạn nên kiểm soát huyết áp ở mức cho phép để giảm khả năng tổn thương thận.
Giảm cân và giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày có thể giúp huyết áp của bạn ổn định.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt bằng cách sử dụng thuốc để giảm các vấn đề liên quan về thận do bệnh tiểu đường gây ra.
Kiểm soát nồng độ cholesterol xấu
Nồng độ cholesterol xấu (LDL) thường dưới 100 mg/dL. Trong khi đó, nồng độ cholesterol tốt (HDL) nên trên 40 mg/dL đối với nam giới, hoặc trên 50 mg/dL đối với nữ giới. Chỉ số mỡ máu nên dưới 150 mg/dL đối với cả nam và nữ.
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh tim có thể phòng ngừa được và điều trị được. Đó là lý do tại sao phát hiện nồng độ cholesterol cao, chỉ số mỡ máu cao, và cao huyết áp là rất cần thiết.
Một xét nghiệm máu nhanh có thể đo được nồng độ cholesterol LDL, HDL và cholesterol thổng thể cũng như chỉ số mỡ máu.
Cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, vì thế bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn bị đau ngực, tức ngực, khó thở, hoặc đầu óc quay cuồng, bạn nên kiểm tra để phát hiện bệnh tim một cách nhanh chóng.
Chú ý chăm sóc đôi chân
Viêm thần kinh ngoại biên thường là biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Máu vào động mạch giảm có thể làm giảm cảm giác và làm trở ngại các bộ phận chiến đấu với nhiễm trùng trong cơ thể.
Những ai bị tiểu đường nên thận trọng kiểm tra chân, bàn chân hàng ngày để tránh những tai nạn có thể xảy ra.
- Các chuyên gia y tế cho rằng, bạn nên kiểm tra bàn chân của mình hàng ngày. Chân bị sưng, thay đổi màu sắc có thể là dấu hiệu của tuần hoàn máu kém hoặc gãy xương.
- Không những thế, giữ gìn vệ sinh bàn chân cũng rất quan trọng nếu bạn bị tiểu đường. Bạn nên rửa chân sạch sẽ bằng cách lau khô, đặc biệt ở giữa các ngón chân.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ ẩm cho da và lau khô da khi tắm hoặc rửa chân xong. Ngoài ra, nếu cảm thấy mất cảm giác ở chân, hoặc cứng móng chân, bạn nên tiết lộ cho bác sĩ để tìm cách điều trị nhé.
- Bảo vệ bàn chân bằng cách đi tất vừa chân và tránh đi giày cao gót.
- Giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì làm giảm áp lực lên đôi bàn chân
- Nên tập thể dục đều đặn để cải thiện tuần hoàn máu
- Không nên uống nhiều rượu, bia để bảo vệ các dây thần kinh.
- Nên tìm sự giúp đỡ nếu cần thiết
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn nên khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra những biến chứng có thể xảy ra do tiểu đường cũng như cách giảm nguy cơ biến chứng.
Theo các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu về các bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận ở Mỹ, bạn nên đi khám ít nhất hai lần mỗi năm để phát hiện và điều trị sớm những vấn đề có thể xảy ra.
- Khám nội tiết: Nên đi khám từ 3-6 tháng một lần, kiểm tra huyết áp, cân nặng và bàn chân
- Kiểm tra răng: Mỗi 6 tháng một lần hoặc hơn nếu cần thiết
- Khám mắt: Kiểm tra mắt 6 tháng một lần hoặc một năm một lần
- Khám chân: Kiểm tra mỗi năm một lần để xem có bị đau, mất cảm giác, viêm nhiễm, hoặc chai sần gì không
Bạn cũng nên kiểm tra A1C (theo dõi bệnh tiểu đường) một năm hai lần, xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra các vấn đề về thận, tiêm mũi phòng bệnh cúm và tiêm mũi phòng bệnh phổi nhé.
(Theo Health.Harvard.edu)
Bạn đang xem bài viết 5 cách phòng ngừa biến chứng người bị bệnh tiểu đường phải biết: Đừng bỏ sót đôi chân tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].