Tết thanh minh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Đây là dịp để con cháu thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu kính của mình với ông bà, tổ tiên. Vậy Tết thanh minh năm Mậu Tuất 2018 là ngày nào?
Mặc dù không phải là ngày tết lớn như Tết Nguyên Đán, tuy nhiên Tết thanh minh cũng là một trong những ngày tết quan trọng trong văn hóa người Việt. Ngày Tết thanh minh được xem là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Và với văn hóa Việt Nam thì Tết thanh minh cũng được coi là ngày giỗ tổ chung để mọi người đền đáp phần nào ơn sinh thành, tạo dựng của các bậc tiền nhân.
Theo phong tục người Việt, Tiết thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và được người Phương Đông coi như một lễ tiết. Tiết thanh minh sẽ đến sau ngày Lập Xuân khoảng 45 ngày và sau Đông Chí 105 ngày.
Người Việt quan niệm ngày đầu tiên bắt đầu tiết này sẽ coi là Tết thanh minh. Theo Hán Việt, Thanh minh có nghĩa thanh tức là khí trong còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua thì những cơn mưa bụi không còn nữa, lúc này bầu trời sẽ trở nên quang đãng, sáng sủa hơn, bởi thế mà người xưa gọi đây là sang Tiết Thanh minh.
Vào Tết thanh minh, người Việt sẽ cùng nhau đi tảo mộ tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã khuất. Nhân dịp này cả gia đình sẽ được dạo chơi, ngắm cảnh cỏ cây tốt tươi. Chẳng thế mà trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du có câu:
"Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh"...
Rất nhiều người thắc mắc không biết Tết thanh minh 2018 là ngày nào, theo lịch âm dương, tiết Thanh minh năm 2018 sẽ bắt đầu từ ngày 5/4 dương lịch tức ngày 20/3 âm lịch và kết thúc vào ngày 20/4 khi tiết Cốc Vũ bắt đầu. Ngoài ra, người ta thường lấy ngày đầu tiên của tiết Thanh minh để làm ngày Tết thanh minh. Vì thế, ngày Tết thanh minh 2018 sẽ là ngày 5/4 (dương lịch) tức 20/3 (âm lịch).
Giờ tốt trong ngày Tết thanh minh 2018 là: Giờ Tý (23 - 1); giờ Dần (3 - 5); giờ Mão (5 - 7); giờ Ngọ (11 - 13); giờ Mùi (13 - 15); giờ Dậu (17 - 19).
Vào dịp Tết thanh minh các gia đình sẽ cùng nhau đi tảo mộ ông bà, tổ tiên. Thông thường, lễ vật khi đi cúng mộ cần có:
- Bộ tam sinh
- Nhang đèn
- Giấy ngũ sắc
- Quần áo giấy, vàng mã
- Hoa quả tươi
Khi đến mộ phần của ông bà, tổ tiên trong gia tộc, các con các cháu sẽ lau chùi đồng thời dọn dẹp khu xung quanh và làm cỏ các phần mộ và tiến hành cúng khấn bài khấn để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đến ông bà tổ tiên sau đó hóa vàng mã cho người đã khuất (xem chi tiết).
Xem thêm: