Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Rút chân hương vào ngày nào, để lại mấy cây mới đúng phong tục?

Tỉa chân nhang và lau dọn ban thờ là việc làm mà bất cứ gia đình nào cũng thực hiện vào dịp tết. Ngày nay, việc lau dọn này vẫn được thực hiện tuy nhiên không phải ai cũng biết rút chân hương vào ngày nào, để lại mấy cây mới đúng phong tục?

Theo quan niệm dân gian, tục rút tỉa chân hương là một trong những dịp quan trọng trong năm, đây là dịp để con cháu bao sái ban thờ, tỉa chân hương và sửa soạn để đón một năm mới ấm cúng, suôn sẻ và nhiều điều may.

Tùy vào từng vùng mà tục bao sái bàn thờ hay rút tỉa chân nhang lại có những yêu cầu khác nhau. Vậy rút chân hương vào thời gian nào, để lại mấy cây mới đúng phong tục?

Rút chân nhang vào thời gian nào mới đúng?

Sau một thời gian thắp hương, bát hương có xu hướng đầy lên, dân gian quan niệm rằng bát hương càng đầy thì càng có phúc, tuy nhiên thực tế thì chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào chỉ ra điều đó mà chỉ là sự suy đoán. Khi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó mà có tục rút chân nhang vào thời điểm cuối năm.

Thời gian rút chân nhang vào sau ngày 23 sau khi cúng ông Công, ông Táo là khoảng thời gian đẹp nhất để tiến hành công việc trọng đại này. Bên cạnh việc rút tỉa chân nhang thì đây cũng là thời điểm lí tưởng để bao sái, lau dọn đồ thờ cúng để ban thờ sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón chào một năm mới.

rut-chan-huong-vao-ngay-nao-de-lai-may-cay-moi-dung-phong-tuc

Rút tỉa chân nhang là tục lệ không thể thiếu của người Việt dịp Tết Nguyên đán

Rút tỉa chân hương để lại mấy cây mới chuẩn phong tục Việt Nam?

Theo quan niệm của người xưa, để bắt đầu rút tỉa chân nhang thì gia chủ cần chuẩn bị lễ vật và thắp hương báo cáo, xin phép các vị thần linh, gia tiên, tiền tổ để bắt đầu lai dọn. Sau khi tuần hương kết thúc gia chủ sẽ tiến hành rút tỉa chân hương cho đến khi còn lại một số lẻ nhất định.

Thường, rút tỉa chân hương sẽ để lại khoảng 3,5,7 hoặc 9 chân hương trong bát hương, phần còn lại sẽ đem hóa thành tro rồi đổ xuống sống hoặc vùi vào gốc cây. Một lưu ý cần quan tâm khi rút tỉa, hóa chân hương đó là không được vứt chân nhang xuống thùng rác hay những nơi ô uế.

Để tránh phạm khi khấn xong gia chủ mới được lau dọn. Quá trình lau dọn nên chọn khăn mới, sạch sẽ, chổi mới chuyên dùng và chuẩn bị nước sạch, khăn sạch...

Một số lưu ý khi tiến hành rút, tỉa chân hương 

Trong quá trình bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang gia chủ cần đặt bát hương tại nơi sạch sẽ không uế tạp. Đặc biệt, khi sắp xếp lại ban thờ thì gia chủ phải tiến hành khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển các đồ thờ cúng cơ bản, tuyệt đối không để bát nhang, bài vị xê dịch.

Quá trình lau dọn, dùng tay giữ để bát hương không bị xoay rồi sử dụng nước thơm để lai bát hương. Lưu ý, quan điểm này chỉ đúng với một số vùng bởi vẫn có một số nơi di chuyển bát hương để lau chùi bình thường.

Xem thêm:

H.G

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính