Trong ngũ hành Mộc chính là tên gọi dùng để chỉ cho mọi loài cây, cỏ sống trên mặt đất. Đây chính là đại diện của sức sống mạnh mẽ, cùng với đó là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại các sức mạnh phá hoại khác.
Đồng thời, mệnh Mộc còn mang lại sự sống cho muôn loài trên Trái đất.
1. Những đặc điểm của người mệnh Mộc
Mộc biểu tượng của mùa xuân, cũng là biểu hiện sáng tạo, nuôi dưỡng và nảy nở, tượng trưng cho cạnh tranh, năng động.
Trong những quan niệm về phong thủy, Mộc đem đến những phương cách hỗ trợ cho sự giàu có và thịnh vượng, khỏe mạnh và đầy sức sống.
Mộc phát triển từ những cơn mưa, nguồn nước để giúp Trái đất này được sinh sôi. Và có thể khẳng định Mộc sinh tồn nhờ Thủy.
Các năm sinh của người thuộc mệnh Mộc:
Nhâm Ngọ – 1942, 2002
Kỷ Hợi – 1959, 2019
Mậu Thìn – 1988, 1928
Quý Mùi – 1943, 2003
Nhâm Tý – 1972, 2032
Kỷ Tỵ – 1989, 1929
Canh Dần – 1950, 2010
Quý Sửu – 1973, 2033
Tân Mão – 1951, 2011
Canh Thân – 1980, 2040
Mậu Tuất – 1958, 2018
Tân Dậu – 1981, 2041
2. Quy luật tương sinh, tương khắc mệnh Mộc?
Xét theo ngũ hành tương sinh, tương khắc giữa 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, chúng ta có thể thấy rằng mệnh mệnh Thủy, mệnh Hỏa là hai mệnh tương sinh với mệnh Mộc.
Tuy đều là tương sinh nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau. Mộc sinh Hỏa, nhưng nếu Mộc quá vượng thì cũng có thể dập được Hỏa.
Và Thủy sinh Mộc nhưng nếu Thủy quá vượng thì Mộc cũng sẽ không thể sinh sôi, nảy nở được.
Cũng như quy luật tương sinh, theo quy luật tương khắc trong ngũ hành thì:
Mộc khắc Thổ: Mộc hút chất dinh dưỡng từ Thổ nhưng Thổ lớn hơn, nhiều hơn thì Mộc bị lấn át, Thổ yếu hơn gặp Mộc thì sẽ khô cằn, nứt nẻ.
Kim khắc Mộc: nếu như Kim mạnh hơn Môc thì hạ gục được Mộc, còn Mộc mạnh hơn Kim thì Kim có thể bị gãy.
3. Hành Mộc có bao nhiêu nạp âm?
Hành Mộc tượng trưng cho cây cối, sự sinh sôi, nảy nở trên trái đất này nên những nạp âm của hành Mộc cũng sẽ theo đó mà liên quan. Cụ thể thì hành Mộc cũng cớ 6 nạp âm:
Tang Đố Mộc – Cây dâu tằm
Tùng Bách Mộc – Cây tùng già
Đại Lâm Mộc – Cây trong rừng
Dương Liễu Mộc – Cây dương liễu
Thạch Lựu Mộc – Cây thạch lựu
Bình Địa Mộc – Cây đồng bằng
4. Mệnh Mộc hợp với màu sắc gì?
Người mệnh Mộc muốn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, thì khi sử dụng các đồ vật cũng nên quan tâm đến màu sắc hợp mệnh.
Trong phong thủy, sử dụng đúng màu sắc hợp mệnh, sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt đẹp.
Người mệnh Mộc hợp màu gì?
Với người mệnh Mộc thì màu sắc tương hợp với họ chính là màu thuộc bản mệnh Mộc của mình. Nói cách khác thì đó chính là màu xanh lục hay xanh lá cây, màu tượng trưng cho cây cối.
Vì thế nếu chọn màu này sẽ mang đến sự may mắn, hỗ trợ trong cuộc sống, sự nghiệp cho họ.
Đá Diopside màu xanh lục, hợp với người mệnh Mộc
Màu sắc tương sinh với người mệnh Mộc cũng sẽ suy từ thuyết ngũ hành mà ra. Cụ thể thì người mệnh Mộc sẽ hợp với những màu sắc thuộc hành Thủy là màu đen, màu xanh nước biển thẫm. Những màu này hợp với họ và mang lại nhiều sức khỏe và sự may mắn cho họ.
Màu sắc tương khắc với người mệnh Mộc
Với người mệnh Mộc thì theo thuyết ngũ hành sẽ bị hành Kim khắc chế, tức Kim khắc Mộc. Vì thế mà nếu như chọn lựa màu sắc thì cần tránh màu trắng, màu xám, màu ghi hay những màu của kim loại.
Đối với những người mang hành Mộc, nếu nắm rõ và biết phối hợp những màu sắc trên để chọn cho bản thân những vật dụng, trang sức mang lại may mắn, sức khỏe, bình an và tài lộc.
Thu ThuỷBạn đang xem bài viết Mệnh Mộc là gì? Người mệnh Mộc có đặc điểm gì, hợp màu sắc nào? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].