1. Nguồn gốc ‘Trick or treat’
Tập tục hóa trang hay đeo mặt nạ vào dịp lễ kết thúc mùa thu đến từ lễ Samhuin của người Celt.
Trong lễ Samhuin, đàn ông sẽ hóa trang ma quỷ bằng cách mặc đồ màu trắng kết hợp với mặt nạ màu đen.
Người Celt tin rằng thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là lúc ranh giới giữa thế giới người sống và người chết sẽ trở nên mong manh, và những linh hồn đã khuất có thể tìm được đường trở về Trái đất. Vì vậy, hóa trang ma quỷ có thể lừa được linh hồn thật sự và giúp họ thoát khỏi các linh hồn.
Đến thế kỷ XI, Công giáo bị ảnh hưởng bởi tập tục của người Celt và kết hợp truyền thống hóa trang thánh, thiên thần, ác quỷ,… vào lễ All Souls Day của Công giáo.
Còn tập tục Trick or treat có nguồn gốc từ thời Trung Đại.
Trẻ em và một số người lớn nhà nghèo sẽ hóa trang trong các bộ trang phục kể trên, đi gõ cửa các nhà trong dịp All Souls Day.
Trẻ em sẽ cải trang và xin thức ăn hoặc tiền, đổi lại họ - đại diện cho người chết - hát và cầu nguyện cho người tặng đồ ăn và bạn bè, người nhà của họ.
Hành động này được gọi là souling hay went-for-soul.
Có một ca khúc khá phổ biến vào thế kỷ XIX (năm 1891) mang tên ‘Bánh linh hồn’ (Soul cakes):
A soul! a soul! a soul-cake!
Please good Missis, a soul-cake!
An apple, a pear, a plum, or a cherry,
Any good thing to make us all merry.
One for Peter, two for Paul
Three for Him who made us all.
'Bánh linh hồn'
Bánh linh hồn có hình dạng nhỏ, vốn được tạo ra để dành riêng cho những ngày lễ Halloween, ngày lễ thánh và lễ các Đẳng - dùng để tưởng nhớ những người đã mất trong lịch sử của Kitô giáo.
Tập tục guising (hóa trang đi xin đồ ăn) bắt đầu ở Anh từ thế kỷ XIX.
Để được cho đồ, trẻ thường kể chuyện cười, hát, chơi nhạc, ngâm thơ hoặc biểu diễn gì đó vui vẻ. Tức là thay vì cầu nguyện thì trẻ em sẽ biểu diễn để xin đồ ăn và tiền.
Tập tục này lan sang Bắc Mỹ, có lẽ là nhờ người Scotland và người Ireland vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Sang đến những năm 20, 30 của thế kỷ XX, Trick or treat nổ ra thay cho guising, và đã phổ biến ở một nửa phía Đông lục địa, rồi ngưng lại vào giai đoạn Thế chiến thứ II.
Sau Thế chiến, Halloween bắt đầu phổ biến hơn, cùng với đó Trick or treat trở thành tập tục gần như phủ sóng mọi nơi khắp Bắc Mỹ.
Khi guising đã chuyển thành Trick or treat, trẻ em không còn phải biểu diễn để được cho kẹo nữa.
Thay vào đó, chúng chuyển sang ‘đe dọa’ và ‘phá hoại’ để có kẹo.
Về sau, Trick or treat cũng lan sang các khu vực Anh Quốc, từ những năm 1980. Tuy nhiên kiểu xin kẹo này gặp nhiều rào cản. Theo một điều tra năm 2006, gần 58% người Anh lựa chọn tắt đèn và giả vờ như không có ai ở nhà vào dịp Halloween.
2. Một số sự thật thú vị khác
- Nhiều nơi ở Mexico, thay vì nói câu tương đương với ‘Trick or treat’ bằng tiếng Tây Ban Nha là ‘dulce o travesura’ (nghĩa đen là ‘kẹo hay chọc phá’), thì trẻ em sẽ nói ¿Me da mi calaverita? (‘Bạn có thể cho tôi hộp sọ nhỏ của tôi được không?’). Calaverita là một hộp sọ nhỏ làm bằng đường hoặc sô-cô-la.
- Chỉ tính riêng Bắc Mỹ, hàng năm người ta chi khoảng 3 tỷ đô la Mỹ cho trang phục Halloween.
- Các điểm giải trí ngôi nhà ma thu về khoảng nửa tỷ đô la Mỹ hàng năm.
- Doanh thu từ kẹo Halloween đạt khoảng 2 tỷ đô la Mỹ mỗi năm ở Mỹ. Kẹo sô-cô-la thanh là món được yêu thích nhất, đặc biệt là hãng Snickers.
- Hơn 35 triệu thiệp Halloween được gửi đi mỗi năm.
- Halloween là dịp lễ mang lợi ích thương mại lớn thứ 2 chỉ sau Giáng Sinh.
- Khoảng 35 triệu trẻ em Mỹ tuổi từ 5 đến 13 đi Trick or treat hàng năm, chiếm 90% số trẻ trong độ tuổi này.
- Khoảng 50% người lớn ở Mỹ hóa trang dịp Halloween và 67% tham gia tiệc Halloween hoặc đi Trick or treat cùng trẻ em.
Theo http://www.todayifoundout.com
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết Nguồn gốc tập tục Halloween ‘Trick or treat’ của trẻ em Mỹ và những sự thật thú vị tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].