Phòng virus Corona: Đeo khẩu trang y tế thế nào mới đúng cách?

Để phòng virus Corona gây viêm phổi ở Trung Quốc, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh và đặc biệt nên đeo khẩu trang y tế. Nhưng nhiều người đang đeo khẩu trang sai cách.

Xem thêm

Theo các chuyên gia y tế, một trong những cách phòng ngừa virus Corona gây viêm phổi từ Vũ Hán, Trung Quốc đó là đeo khẩu trang y tế. 

Mặt nạ y tế thường được các nhân viên chăm sóc y tế sử dụng để phòng chống nhiễm trùng qua đường hô hấp. 

Cấu tạo của khẩu trang: Mặt ngoài là mặt chống thấm nước, còn mặt trong là để hút vì không khí chúng ta thở ra có chứa độ ẩm. Phần giữa của chiếc khẩu trang là để lọc vi khuẩn. 

Đeo mặt trắng ra bên ngoài hay bên trong?

Chúng ta thường có thói quen đeo khẩu trang mặt ngoài là màu trắng, nhưng theo các chuyên gia, điều đó là không đúng.

Chỉ có một cách đeo khẩu trang đúng là mang mặt có màu (xanh hoặc đen) ra bên ngoài. 

Theo tư vấn của các chuyên gia từ Medical Mythbusters Malaysia, chức năng của phần màu xanh (hoặc đen) là phòng ngừa các mầm bệnh từ những người bệnh. 

Chức năng của lớp màu xanh là ngăn vi trùng bám vào. Nếu bạn đeo khẩu trang lớp màu xanh vào bên trong, hơi ẩm từ không khí sẽ bám vào nó, khiến vi trùng ở đó dễ dàng hơn. 

Còn lớp màu trắng là kháng nước hoặc là lớp chống thấm trong khi lớp bên trong là để hút nước bởi không khí chúng ta thở ra có chứa độ ẩm. Bên cạnh đó, lớp màu trắng bên trong còn có thể lọc vi khuẩn.

Có nhất thiết phải sử dụng khẩu trang N95 để ngăn nhiễm virus?

Khẩu trang N95 được cho là có thể lọc bụi có đường kính từ 300- 750 nano mét. Tuy nhiên virus có cấu trúc rất đơn giản và có kích thước rất nhỏ, trung bình khoảng 100 nanô mét.

Với kích thước này chuyện virus lọt qua khẩu trang N95 là chuyện bình thường.

Mục đích thực sự của khẩu trang trong việc ngăn ngừa việc truyền nhiễm bệnh là ngăn ngừa các hạt nước (droplet) có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho.

Theo một nghiên cứu năm 2013 thì các hạt dịch này có kích thước từ khoảng 75 đến 360 micro mét (1 micro mét = 1000 nano mét), do đó có thể dễ dàng bị giữ lại bởi các khẩu trang y tế thông thường với khả năng lọc hiệu quả các hạt có kích thước trên 5 micro mét trở lên.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2016 về “hiệu quả của khẩu trang N95 so với khẩu trang y tế trong việc bảo vệ nhân viên y tế khỏi nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính” cho thấy “không đủ dữ liệu để chứng minh N95 tốt hơn”.

Cách đeo khẩu trang đúng nhất 

Khi đeo khẩu trang, phải điều chỉnh khẩu trang vừa khít với mặt, bao phủ phần lớn khoang mũi, miệng nhưng vẫn đảm bảo bạn hít thở dễ dàng, tai không bị đau, trầy da.

Tốt nhất chỉ dùng 1 lần/ngày, không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu có tái dùng khẩu trang than hoạt tính thì nên hạn chế việc giặt giũ, lớp than hoạt tính sẽ giảm tác dụng cực nhanh sau các lần giặt.

Không nên cho khẩu trang vào túi quần, áo, túi xách, các túi đựng này có thể làm khẩu trang bị bẩn, nhiễm vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn khi đeo.

(Theo SCMP)

Xem thêm
Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan