Tuy rau muống rất ngon và có nhiều tác dụng như ngăn ngừa tiểu đường, điều trị máu hay tăng cường hệ miễn dịch..., nhưng dù có tốt và ngon đến đâu, 7 người sau vẫn không nên ăn loại rau này.
Rau muốn là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng.
Trong rau muống có chứa protit, gluxit, xenluloza; các loại muối khoáng (canxi, phốtpho, sắt), vitamin (caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2) và còn có chất lignin giúp nâng cao chức năng của các đại thực bào, ngăn ngừa ung thư trực tràng.
1. Người mắc bệnh Gout
Rau muống được liệt kê vào danh sách các loại rau giàu chất đạm nhất, do đó, những người mắc bệnh Gout ăn rau muống sẽ khiến bệnh thêm nặng.
Theo nghiên cứu, 500g rau muống có thể cung cấp cho cơ thể 16g protein, tương đương với 100g thịt ba rọi.
2. Người có vết thương mềm
Từ xưa các cụ đã khuyến cáo những ai đang có vết thương hở không nên ăn rau muống, vì nó có khả năng khiến vết thương để lại sẹo lồi. Và thực tế, kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.
Khi trên người bị thương, nếu ăn rau muống trong thời gian này sẽ sản sinh ra các sợi collagen, khiến vùng tổn thương bị đầy lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, các sợi collagen này lại không được sắp xếp theo trật tự đồng nhất, mà chồng chéo lên nhau. Vì thế hình thành lớp mô xơ cứng, hay còn gọi là sẹo lồi.
Cũng giống như những ai mắc căn bệnh Gout, người hay bị đau nhức xương khớp không nên ăn rau muống.
Nguyên nhân là do rau muống sẽ khiến chỗ bị viêm đau trở nên tê nhức hơn. Theo Đông Y, rau muống có tính phong, không tốt cho người đau, nhức mỏi xương khớp.
Rau muống có tính hàn, nên nếu người bị ốm hay mệt mỏi mà ăn rau muống, sẽ chỉ khiến cơ thể yếu hơn.
Theo nghiên cứu, khi người bệnh đang điều trị bằng thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, thậm chí làm mất tác dụng của thuốc đang uống.
Đặc biệt, trong trường hợp thuốc Đông y có vị độc dùng để trị bệnh, rau muống sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Rau muống cũng là loại rau chứa nhiều chất bảo vệ thực vật nhất, trên rau còn có các loại ký sinh trùng như giun, sán.
Một trong những loại ký sinh trùng đó là Fasciolopsis buski, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau muống sống hoặc chưa nấu chín kỹ. Fasciolopsis buski bám vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Người mắc bệnh thận được khuyên không nên ăn các loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: rau muống, rau dền, cần tây, tỏi tây, đậu bắp,...
Trong rau muống chứa hàm lượng muối khoáng, canxi, Kali cao, không tốt cho người suy thận. Có thông tin cho rằng, rau muống cũng là 'tòng phạm" gây nên bệnh sỏi thận, vì nó tạo ra khá nhiều oxalat - chất tạo nên sỏi trong cơ thể người.