Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà đẻ ăn rau muống luộc được không, có bị sẹo lồi không?

Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A, protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau muống kích thích tăng sinh tế bào, gây sẹo lồi trên da quanh các vết thương nên nhiều người thắc mắc bà đẻ đặc biệt là những người đẻ mổ có thể ăn rau muống không, có bị sẹo lồi không?

Giá trị dinh dưỡng của rau muống 

Rau muống có 2 loại muống trồng dưới nước và muống trồng trên cạn, là loại rau rất phổ biến và có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Việt.

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A, canxi. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2…

Rau muống có tác dụng gì?

Rau muống chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp.

Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt, sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và không bị táo.

Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 - 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Bà đẻ ăn rau muống được không, có bị sẹo lồi không?

Rau muống cung cấp nhiều chất tốt cho sức khỏe là vậy tuy nhiên nhiều người thắc mắc bà đẻ đặc biệt là những người đẻ mổ có thể ăn rau muống luộc hoặc xào không, có bị sẹo lồi không?

ba de an rau muong duoc khong

Bà đẻ nhất là những người sinh mổ không nên ăn rau muống ngay cho đến khi vết thương thật sự lành hẳn

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho hay, bà đẻ nhất là những người sinh mổ không nên ăn rau muống ngay cho đến khi vết thương thật sự lành hẳn. Do rau muống kích thích tăng sinh các sợi collagen để vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng, làm cho sẹo lâu lành hoặc gây sẹo lồi trên da quanh các vết thương cho nên bà đẻ không nên ăn rau muống luộc. 

Hơn nữa, sẹo lồi không tự lành lại theo thời gian mà ngày càng trở nên chai cứng hơn, một số trường hợp gây tích tụ melanin khiến vết thương và vùng da xung quanh ngày một thâm sạm khiến cho làn da của chị em trở nên xấu đi.

Ăn rau muống cần lưu ý gì?

Rau muống là loại rau thường bị phun  thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng do đó người tiêu dùng có thể bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nếu ăn rau muống cần tìm nguồn cung cấp uy tín để đảm bảo sức khỏe và rau muống ăn sống phải được rửa kỹ, ngâm nước muối hoặc nước ozone để khử trùng.

Từ những kinh nghiệm từ dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao hoặc nững người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống.

Những món ăn ngon từ rau muống

Cách đơn giản nhất để ăn rau muống ngon là luộc rau muống và tùy theo từng vùng, người ta có thể chấm với nước mắm, xì dầu, chao, mắm tép và tương (đặc biệt là tương Bần). Nước của rau muống luộc thêm chanh hoặc sấu cũng trở thành món canh ngon cho bữa ăn.

Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi; làm nộm rau muống với lạc rang giã dập, giấm, đường, tỏi, ớt; gia vào canh riêu cua hoặc canh cua khoai sọ thay cho rau rút, ăn với lẩu gà, làm rau muống nướng. Rau muống còn được chẻ ra ăn sống với các loại rau thơm khác. 

Xem thêm:

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính