Sau khi làm lễ cúng Táo Quân, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ và không gian thờ cúng. Dưới đây là hương dẫn cách lau dọn ban thờ chuẩn nhất.
Mỗi năm vào dịp Tết đến Xuân về, một trong những việc được người dân đặc biệt quan tâm là lau dọn bàn thờ, đây là nghi thức không thể thiếu, thường được thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, một số gia đình có thể lau dọn bàn thờ muộn hơn, nhưng nhất định phải trước tối ngày 30 Tết.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ chuẩn nhất đúng phong tục, không lo phạm đại kỵ.
Để tỏ lòng kính trọng, thành kính, gia chủ lưu ý không thể tùy tiện thích vệ sinh bàn thờ lúc nào cũng được mà phải làm lễ xin phép.
Lễ này rất đơn giản, chỉ cần một đĩa hoa quả, bánh kẹo, trầu cau… để thắp nén hương xin phép gia tiên, xin phép thổ địa, thần linh, thông báo ngày giờ lau dọn bàn thờ, quan trọng là nhất tâm thành kính.
Ngoài ra, cần lưu ý trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, cần chuẩn bị một mảnh vải, giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến, đồ trang trí trên bàn thờ. Khi nào tuần hương cháy được hai phần ba thì tiến hành dọn dẹp bàn thờ và không gian thờ cúng.
Bàn thờ là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, chính vì thế gia chủ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, dùng nước ấm để lau. Khi đã sạch sẽ thì pha chút gừng vào, lau lại lần cuối.
Lưu ý phải lau bát hương thờ thần Phật trước, sau đó lau bài vị tổ tiên sau, tiếp đó đến các đồ thờ cúng khác.
+ Việc lau dọn bàn thờ thực tế không quá phức tạp nhưng cần sự trang nghiêm, cẩn trọng, tuyệt đối không làm vỡ đồ thờ.
+ Khi lau dọn, cần giữ bát hương thật chặt chẽ, không di chuyển vị trí bát hương.
+ Nếu cần thay tro bát hương, nên dùng thìa sạch để xúc. Tro là tro từ rơm nếp sạch, đốt rồi lấy tro.
+ Khi rút chân hương cần giữ lại số chân lẻ: 3, 5, 7... Chân hương cũ cần đốt thành tro trước khi thả xuống sông, suối, ao, hồ…
Trên đây là hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn nhất. Hi vọng gia chủ có thể đúc rút thêm kinh nghiệm và hiểu biết để tiến hành công việc dọn bàn thờ cho gia đình mình được suôn sẻ.