Brecht Vandenbroucke là một họa sĩ chuyên vẽ dòng tranh châm biếm và chủ đề của Brecht thường xoay quanh những thực tại đáng báo động trong xã hội ngày nay.
Chúng ta thà mất hàng tiếng đồng hồ cho những con 'đường tắt' - sản phẩm của công nghệ thời hiện đại - còn hơn tự thân vận động dù chỉ là vài phút Cân bằng giữa cuộc sống online và đời thực không hề đơn giản, và không ít người đã rơi vào 'vực thẳm' của một cuộc sống ảo 'Tiếng thét câm lặng' là tên họa sĩ đặt cho bức tranh và có lẽ cũng là những lời kêu cứu không một ai nghe thấy của những đứa trẻ sống giữa bạo hành gia đình 'Thế hệ nhãn dán' - khi khúng ta mải miết dán lên nhau và lên chính mình những chiếc nhãn dán đóng khung tính cách, để rồi lại bị tổn thương bởi chính những nhãn dán ấy Nghệ thuật phản ánh cuộc sống chân thực lại không được đón nhận bằng kiểu nghệ thuật văn hoa, màu mè mà lờ đi những mặt tối của xã hội Khi chúng ta đã không còn trên thế gian này thì những cái 'like' và số 'bạn bè' trên mạng liệu có còn ý nghĩa? Dường như chúng ta ngày càng chìm đắm vào những giá trị ảo và bỏ quên ý nghĩa thực sự của nghệ thuật, phải chăng chỉ có người mù mới có thể 'nhìn thấy' vẻ đẹp chân thực của thế gian? Khi mặc định thế giới chỉ có hai màu trắng và đen, ta đã vô tình bỏ lỡ cơ hội biết đến một thế giới phong phú đầy màu sắc khác Phải chăng chúng ta đang tự buộc mình vào một cái chết từ từ? Ranh giới giữa thiện và ác rất mỏng manh, dù là kẻ xấu xa đến mấy cũng có một phần nào đó tốt đẹp trong mình và dù là người tốt đến chừng nào cũng có thể có những góc khuất riêng Những người luôn nói 'Tôi biết' như một câu cửa miệng thì quẩn quanh trên lối mòn có sẵn, trong khi đó những người biết đặt nghi ngờ bằng câu 'Tôi không chắc' có thể sẽ đi trên con đường gập ghềnh, gian nan và cô đơn hơn, nhưng họ có thể thu nhặt được những điều quý giá Tranh đấu nhau đến điên cuồng tưởng là để tìm đến niềm vui nhưng hóa ra cũng là rơi vào một 'bãi chiến trường' khác mà thôi Sự châm biếm về những câu hỏi đầy tính đạo đức nhưng cũng quá ngây thơ khi đặt trong thực tế cuộc sống
Chúng ta 'lạc trôi' giữa vô số điều gắn mác 'Sự thật' (The Truth) nhưng cho đến cuối cùng, sự thật trọn vẹn nhất chính là ai rồi cũng sẽ phải rời khỏi thế giới này Đôi khi, tất cả những gì ta muốn chỉ là được thoát ra khỏi đám đông xô bồ hỗn loạn ngoài kia Một bức tranh với màu sắc rực rỡ nhưng lại ẩn chứa sự thật đáng buồn: Ngành công nghiệp tình dục đang 'ăn nên làm ra' trên thân xác của các cô gái trẻ, nhưng dù một người mẹ làm nghề gì đi nữa thì tình thương cho con vẫn không hề thay đổi - họ vẫn muốn bảo bọc con trong chiếc lồng kính an toàn, tránh khỏi những gì đồi bại xấu xa của thế giới bên ngoài Những nghệ sĩ mang lên những chiếc mặt nạ thật 'ngầu' để thỏa mãn công chúng Con đường đến đỉnh cao của sự nổi tiếng đòi hỏi kiên trì, nhẫn nại và động lực, nhưng trên con đường ấy, nhiều người lại bỏ ngang vì thấy rằng nổi lên bằng tai tiếng vẫn dễ dàng hơn Bao giờ chúng ta mới có thể đạp đổ hết bức tường rào cản ngăn cách tình yêu giữa những con người khác màu da, giới tính? Những người 'bình thường' coi những người đồng tính là bất thường, đẩy họ vào một cỗ máy nghiền vô hình và ép họ đánh mất cá tính của mình để thỏa mãn một hình ảnh về thế giới lý tưởng - nơi nam giới chỉ yêu nữ giới và ngược lại 'Nghệ thuật' ngày nay chỉ cho ta thấy những gì được chấp nhận: Tình yêu giữa nam và nữ, những cô gái trẻ đẹp... Tất cả những gì nằm ngoài điều đó đều bị xóa bỏ Khi 'sáu múi' đã thành trào lưu đến nỗi áo quan cũng phải... theo mốt Để có được tình yêu, đôi khi ta phải dám phá bỏ những ranh giới và định kiến Khi một nhân vật hoạt hình đáng yêu cũng đến bị ám ảnh bởi những tiêu chuẩn về một 'số đo chuẩn' Những ranh giới mà ta tự tạo ra - văn hóa, sắc tộc, tôn giáo... - chia cắt người với người và cũng khiến chính bản thân chúng ta bị tổn thương
Mai Hoa/giadinhmoi.vn