Mang thai là quãng thời gian mà hầu hết các phụ nữ đều phải trải qua. Không ít bà mẹ trong quá trình mang thai gặp phải những hiện tượng kỳ lạ, thậm chí đáng sợ liên quan đến thai nhi của mình.
Mọi người thường nghĩ em bé sau khi sinh ra mới biết khóc, nhưng có những em bé biết khóc ngay khi còn trong bụng mẹ.
Năm 1977, một câu chuyện kỳ lạ đã xảy ra tại Indonesia.
Sản phụ Shahana bỗng dưng nghe thấy những âm thanh giống như tiếng khóc của trẻ sơ sinh được phát ra từ chính bụng bầu của mình. Điều này khiến cô và các nhà khoa học đều không khỏi kinh ngạc.
Sau đó, tới năm 1982, giới khoa học lại một phen 'hoảng hốt' khi nghe câu chuyện về tiếng khóc của thai nhi trong bụng sản phụ người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Theo kể lại thì sản phụ này cũng đã nghe thấy những tiếng khóc dữ dội của bào thai vài ngày trước thời điểm cô sinh con.
Cho tới ngày này, dù y học đã phát triển rất hiện đại với nhiều khám phá kỳ diệu về cơ thể con người nhưng chuyện thai nhi phát ra tiếng khóc từ trong bụng mẹ vẫn là một điều bí ẩn.
Tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tiếp nhận sản phụ Đinh Thị Thảo (trú tại Quảng Bình) đến khám thai.
Sau khi mổ đẻ, bác sĩ và người nhà sản phụ rất bất ngờ khi thấy bé vừa sinh đã nhú một chiếc răng cửa.
Điều này có thể là do sự lạc chỗ của mầm răng từ giai đoạn bào thai. Một số ít do những hội chứng nhất định có liên quan đến di truyền.
Ngay từ tuần lễ thứ 11, cấu trúc lưỡi của thai nhi đã không khác bao nhiêu so với một người lớn. Thai nhi có thể phân biệt được 4 vị mặn, ngọt, chua, đắng thông qua nước ối.
Khi bạn ăn một món ăn mình thích, thai nhi cũng sẽ cảm nhận được mùi vị của món ăn đó. Vì vậy mẹ bầu không nên kén ăn nếu không muốn sinh ra một đứa con kén ăn.
Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã biết đi tiểu. Và không chỉ vậy, bé còn uống nước tiểu của chính mình. Quá trình đó diễn ra lặp lại tuần hoàn.
Khi thai nhi bước sang những tuần 30 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ nhiều hơn. Hoạt động nuốt nước ối ở giai đoạn này của bé đã trở nên thành thục và điều này hoàn toàn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Trung bình mỗi ngày khi thai ở vào tuần 32 – 34, bé sẽ tè vào trong nước nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Tất nhiên, lượng nước bé có được hoàn toàn từ chính nước ối của mẹ.
Phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa.
Theo cách gọi thông thường, lượng phân này được gọi là phân su. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi từ lúc mới hình thành.
Chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ị đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn.
Dù là mẹ mới sinh hay mẹ bầu đang mang thai, khi nghe tiếng trẻ con khóc, dù không phải con của mình, cũng sẽ tự động tiết sữa.
Ngoài ra, trong ba tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình như da khô và nhạy cảm hơn hoặc trở nên nhờn, dễ nổi mụn.