Nghiên cứu mới: Bố mẹ đút thìa cho con gây nguy hại tới thói quen ăn uống của trẻ

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Y học Anh Quốc cho thấy trẻ em ở độ tuổi tập ăn dặm (5 – 9 tháng) sẽ có thói quen ăn uống tốt hơn nếu được tự ăn.

an boc_1

Trẻ ăn bốc tỏ ra có thói quen ăn uống lành mạnh hơn với trẻ được đút thìa 

Trẻ tự ăn: thích các món ăn có tinh bột và ít chế biến

Nghiên cứu được thực hiện trên 155 trẻ sơ sinh ở Anh, trong giai đoạn các bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang dùng sữa công thức và bắt đầu ăn dặm.

Các bậc cha mẹ được hỏi về: trẻ bắt đầu ăn dặm như thế nào (cho ăn bằng thìa hay tự ăn), thực đơn của bé và các thông tin về cân nặng, chiều cao của bé.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: cả 2 nhóm trẻ đều tương đương nhau về mức độ ‘kén chọn’ thức ăn, nhưng loại thực phẩm mà mỗi nhóm lựa chọn lại hoàn toàn khác nhau.

Trẻ tự ăn (bố mẹ thực hiện theo phương ăn dặm bé chỉ huy – baby led weaning) có xu hướng thích các món ăn nhiều tinh bột như mỳ ống, bánh mì, cơm. Trong khi trẻ được ăn bằng thìa thích các đồ ăn ngọt như bánh quy.

Ellen Townsend, giáo sư tâm lý học, một trong số những tác giả của nghiên cứu cho rằng thức ăn bằng tinh bột hấp dẫn hơn với nhóm trẻ tự ăn bởi vì loại thức ăn này có vẻ dễ để cầm nắm và nhai hơn.

Nhóm trẻ này tự bốc thức ăn trong giai đoạn đầu ăn dặm, vì vậy việc thức ăn kết dính và dễ cầm nắm là rất quan trọng.

an boc_cover

Trẻ mới tập ăn thích các loại thức ăn dễ cầm nắm 

Những thức ăn cho nhóm trẻ này thường là rau, củ, thịt, cá được cắt dạng thanh, sau đó được luộc, hấp, chiên qua dầu cho mềm. Các bé không ăn các món nghiền nhuyễn hay hầm nhừ.

Chính thực đơn này giúp cho trẻ tự ăn có khả năng làm quen với thức ăn lành mạnh, giầu dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khẩu vị lâu dài của trẻ.

Về chỉ số chiều cao cân nặng, đa số các trẻ ở cả 2 nhóm đều có chỉ số bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ trẻ tự ăn có cân nặng dưới chuẩn.

Ngược lại, bác sĩ Townsend cho biết một số không nhỏ trẻ thuộc nhóm được cho ăn bằng thìa bị thừa cân.

Điều này có thể liên quan đến việc cha mẹ thường ước lượng quá mức về lượng thức ăn cần đút cho con.

‘Ở phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, bố mẹ thường chỉ đưa một lượng thức ăn vừa phải cho trẻ.

Bạn để cho con tự quyết định khi nào con cảm thấy no’ – bác sĩ Townsend nhận xét. Trong khi, các bố mẹ cho con ăn bằng thìa thường cho con ăn nhiều hơn một chút.

Về nguy cơ bị hóc đối với trẻ tự ăn (ăn bốc), nghiên cứu cho thấy 93.5% trẻ không bao giờ gặp phải sự cố này.

an boc_cach cat

Rau củ quả cắt dạng thanh, không qua chế biến là lựa chọn yêu thích của trẻ tự ăn 

Gợi ý 13 món ăn hấp dẫn trẻ có thể tự ăn:

Đến khoảng từ 7 – 10 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi vững, dùng ngón cái và ngón trỏ để bốc, nhón các thứ đồ vật, thức ăn. Đây chính là thời điểm trẻ có thể tự ăn.

Thức ăn dành cho những trẻ theo phương pháp ‘ăn dặm bé chỉ huy’ cần phải mềm và dễ nhai.

Tuy nhiên, thức ăn cũng không nên mềm quá để không bị nát khi trẻ tự cầm nắm.

Sau đây là 13 món ăn hấp dẫn dành cho trẻ trong giai đoạn này:

1. Chuối chín cắt lát

2. Bơ cắt lát

3. Đậu nấu chín

4. Quả đào chín bóc vỏ, cắt miếng

5. Thịt gà nấu mềm

6. Mì ống

7. Nui

8. Cà rốt

9. Khoai tây

10. Bánh mì lát cắt nhỏ

11. Pho mai miếng

12. Cá

13. Đậu phụ cắt miếng

Phương Phương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính