Có bé chỉ cần mẹ cho xem truyện tranh về việc ngồi bô và hướng dẫn vài lần là biết, nhưng có bé phải mất công tập luyện hàng tháng trời
1. ‘Tôi muốn bỏ tã cho bé, nhưng lo lắng là vẫn còn quá sớm!’
Hãy kiểm tra tã của bé vào buổi sáng trong vòng 2 tuần, sau khi bạn đã bắt đầu dậy bé thói quen ngồi bô.
Nếu tất cả mọi lần kiểm tra đều thấy tã khô, chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bỏ tã.
Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận chuẩn bị ga chống thấm cho giường ngủ. Nếu bé có lỡ ‘gây sự cố’ thì việc dọn dẹp cũng sẽ đơn giản hơn nhiều.
2. ‘Bé quen ngồi bô rồi, có thể chuyển sang cho bé dùng toilet được không?’
Đừng vội vàng! Bạn nên biết rằng bé có thể dùng toilet khi bé có thể tự trèo lên bệ toilet và ngồi vững vàng, ngay cả khi bạn bỏ miếng kê dành cho trẻ nhỏe trong toilet.
Điều này thường xảy ra khi bé tầm 3 tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bé thực sự thoải mái và việc này an toàn (đôi khi nền toilet ướt và trơn có thể khiến bé bị ngã).
3. ‘Bé nhà mình sợ phải ngồi bô đến mức… thôi không chịu đi vệ sinh nữa!’
Sự thoải mái của bé lúc này còn quan trọng hơn việc ‘đào tạo ngồi bô’ có thành công hay không. Vì vậy, mẹ có thể quay lại dùng tã cho con để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Khi bé không đi ngoài trong vài ngày liền, phân sẽ cứng lại và bé sẽ bị đau khi đi ngoài. Điều này khiến bé càng sợ đi ngoài hơn,… Các vấn đề sẽ thành vòng ‘luẩn quẩn’ rất khó giải quyết.
Mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn cho bé, như giảm bớt các thức ăn khó tiêu như phô mai, váng sữa, tăng các thức ăn thúc đẩy quá trình tiêu hóa như chuối tiêu, nước mận…
'Con muốn tự làm...'
5. ‘Mình không thưởng kẹo mỗi khi bé ngồi bô, thế là bé… lập tức không chịu dùng bô nữa’
Đây là tình huống xảy ra với khá nhiều bà mẹ: Phải dùng kẹo thưởng thì mới dụ được bé chịu ngồi bô. Nếu mẹ không muốn cho bé ăn nhiều kẹo quá, không thưởng nữa là lập tức bé lại ‘đi bậy’ như để ‘ăn vạ’ mẹ.
Các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên thưởng sticker thay vì thưởng kẹo.
Những lời động viên mang tính chất tinh thần và đặt ra ‘mục tiêu dài hạn’ như: ‘Chú chim Pororo cũng ngồi bô đấy con’, hoặc ‘Ngồi bô là ông già Noel sẽ có quà cho con đấy!’ sẽ giúp bé hình thành thói quen tốt.
6. ‘Bé muốn tự lau sau khi đi vệ sinh, nhưng tôi không chắc có nên làm điều đó?’
Chắc chắn kỹ năng này phải vài năm sau, khi bé chừng 5 – 6 tuổi bé mới thực sự làm được, nhưng không bao giờ là quá sớm để bé học.
Nếu con bạn đã 18 tháng tuổi, hãy để bé thử cầm giấy vệ sinh và làm các thao tác cơ bản.
Khi bé đã biết kéo quần xuống trước khi đi vệ sinh và kéo quần lên sau đó, bạn cần khuyến khích bé dùng giấy để lau.
Sau đó bạn vẫn cần giúp bé để ‘hoàn chỉnh’ công việc, nhưng đừng ngại để bé thử. Hãy nhơ scho bé rửa tay với xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.
Nhiều bé chơi với cái bô rất lâu trước khi thực sự dùng nó
7. ‘Bé chỉ đi vệ sinh ra tã giấy, ngoài ra không chịu giải tỏa vào thứ gì khác’
Đây là vấn đề làm nhiều mẹ ‘điên đầu’ vì có vẻ như con sẽ chẳng bao giờ biết ngồi bô.
Bạn có 2 cách để đối phó:
. Giúp bé làm quen với bô dần dần. Đừng thúc ép bắt bé phải đi vệ sinh, chỉ cần tạo ra thói quen: cho bé ngồi bô 10 phút sau khi bé ngủ dậy hoặc ăn tối, hoặc bất cứ khi nào mà bé thường đi vệ sinh.
Dần dần bé sẽ cảm thấy thói quen: cứ ngồi vào bô là ‘cho ra sản phẩm’. Mỗi khi bé làm vậy, hãy cổ vũ bé thật nhiệt tình để bé vui vẻ thực hiện.
. Dụ bé kéo tã giấy ra và ngồi vào bô ngay cả khi bé đeo tã giấy.
Ngay khi bé cảm thấy thoải mái để ngồi xuống bô và ‘xi xi’, hãy khuyến khích bé ngồi thẳng vào bô mà không cần thủ tục mặc tã, bỉm . Đừng sốt ruột, bé chắc chắn sẽ bỏ qua việc mặc tã vì thực ra mặc bỉm cũng vướng víu khó chịu chứ không thuận tiện gì.
8. ‘Bé không nói được khi nào thì bé muốn…’
Trẻ có thể vì mải chơi mà quên mất điều này.
Việc của mẹ không phải là yêu cầu, giục giã bé tè hoặc ị, chỉ cần thường xuyên nhắc bé rằng bé cần ngồi bô, nếu bé muốn giữ quần sạch và không muốn bị bạn bè ‘ê ê’.
Việc tạo thành thói quen, lịch trình ngồi bô cũng rất quan trọng. Những thời điểm bé cần ngồi bô thường là: ngay sau khi ngủ dậy, 10 phút sau khi uống sữa và trước khi đi ngủ buổi tối.
Bé có thể hứng thú và dần dần làm quen với việc khi tè là phải ngồi bô nếu cha mẹ cho bé xem một số truyện tranh với những hình vẽ ngộ nghĩnh về đề tài này.
9. ‘Hai phút sau khi rời khỏi bô, bé lại muốn ngồi vào đó’
Mẹ đừng cố ngăn cản bé. Hãy cứ để cho bé ‘thỏa mãn’ niềm vui khám phá khi sử dụng một đồ vật mới.
Tuy nhiên, mẹ có thể giúp bé biết được khi nào mình sẽ kết thúc quá trình tè/ị. Hướng dẫn bé dạng chân, chỉ cho bé nhìn rõ quá trình ‘xi xi’ diễn ra như thế nào.
Các hình ảnh giúp bé hiểu rõ hơn cảm giác khi ‘giải tỏa’ cho đến hết chất bài tiết ra khỏi người.
10. ‘Tôi quá mệt mỏi và mất bình tĩnh’
Nếu việc tập ngồi bô kéo dài hàng tháng trời mà không có kết quả, bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì chạy theo dọn dẹp ‘hậu quả’ thay vì chỉ việc tháo cái tã giấy và vứt vào sọt rác như trước, thì hãy dừng lại.
Bạn quên cái bô cho đến khi nào bạn thấy có đủ sức để tập cho bé trở lại.
Nói cho cùng thì việc tập cho bé đi vệ sinh cũng là để đánh dấu một bước phát triển của bé, vì vậy cả mẹ và bé đều cần cảm thấy sẵn sàng và vui vẻ cho sự thay đổi này.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết 10 ‘khủng hoảng’ mẹ gặp phải khi tập cho bé ngồi bô và cách giải quyết tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].