Một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc là mối quan hệ bất hòa với lãnh đạo. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến của người lãnh đạo khiến nhân tài ra đi.
1. Lãnh đạo không linh hoạt, gây khó dễ trong mọi việc
Họ gây khó khăn cho nhân viên trong cả những việc đơn giản, chẳng hạn nhân viên muốn xin nghỉ phép hay tan làm sớm một hôm.
Nhân viên nên cảm thấy thoải mái đề xuất ý kiến với sếp trong mọi tình huống. Tuy nhiên khi sếp không linh hoạt sẽ tạo ra một bức tường giữa mình với nhân viên.
Việc linh hoạt không có nghĩa là làm việc trái đạo đức hay phá vỡ mọi thủ tục, tuy nhiên bạn cần đặt yếu tố con người lên hàng đầu, dùng sự phán đoán của bản thân trong những tình huống nhất định. Điều đó sẽ khiến nhân viên tin tưởng bạn hơn.
Nếu nhân viên cống hiến hết sức cho sếp nhưng nhận lại là sự khó dễ khi họ đang cần giúp đỡ, mối quan hệ sếp - nhân viên sẽ xuất hiện mâu thuẫn.
Tình trạng bè phái, thiên vị trong công ty không phải điều xa lạ. Thật đáng buồn khi các nhân viên đều có thể biết trước ai sẽ được thăng tiến chỉ vì người đó có quan hệ thân cận hơn với lãnh đạo.
Lúc nào cũng thiên vị cho một số nhân viên nhất định chắc chắn sẽ làm mất tinh thần của tập thể, khiến nhân viên "mất lửa" cống hiến.
Một khi đã có tiền lệ, những nhân viên không thân cận với sếp sẽ luôn cho rằng sếp thiên vị người khác, bất kể lãnh đạo có thực sự như vậy hay không.
Lãnh đạo luôn đổ lỗi cho nhân viên thay vì bảo vệ nhân viên của mình trong thời khăc khó khăn chắc chắn sẽ bị mất điểm.
Tất cả mọi người đang trông chờ vào lãnh đạo trong những thời điểm ấy. Là sếp, tại sao không tỏ ra đáng tin cậy, ủng hộ nhân viên của mình?
Muốn nhận được sự trung thành của nhân viên, sếp cũng cần cho thấy sự trung thành của mình.
Khi lãnh đạo đổ lỗi cho nhân viên, nó sẽ làm mất sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân viên dành cho sếp.
Lãnh đạo tốt không tập trung vào những sai lầm do người khác gây ra, giữ thái độ thù hằn hay quy tội, bắt người khác chịu trách nhiệm. Họ sẽ chịu trách nhiệm và tập trung giải quyết vấn đề.
Lãnh đạo tồi là người đối xử với nhân viên như những thứ dễ dàng bị thay đổi. Nhân viên muốn làm việc cho một người đối xử với họ như con người. Họ có cảm xúc và cuộc sống riêng.
Lãnh đạo quan tâm đến nhân viên sẽ không liên tục bắt nhân viên làm việc nhiều giờ, hay liên lạc với nhân viên sau giờ làm việc.
Quan tâm đúng chừng mực đời sống nhân viên là bước đầu xây dựng mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Cần giúp đỡ nhân viên giữ cân bằng trong công việc và cuộc sống, cho thấy lãnh đạo chân thành quan tâm đến sức khỏe, hạnh phúc của nhân viên.
Nếu nhân viên đang phải giải quyết vấn đề cá nhân như bệnh tật hay việc tang ma, lãnh đạo cần bày tỏ sự đồng cảm thay vì chỉ quan tâm khi nào nhân viên có thể quay lại làm việc.
Không ai thích thú khi nỗ lực của mình bị phớt lờ hoặc bị coi là nghiễm nhiên. Như Dale Carnegie, tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm từng nói: "Con người làm việc vì tiền nhưng hoàn thành công việc vượt trên cả mong đợi là vì sự ghi nhận, lời khen và phần thưởng."
Lãnh đạo cần trân trọng nhân viên, thể hiện sự ghi nhận những nỗ lực của nhân viên. Việc ghi nhận không nhất thiết phải bằng thưởng tiền, chỉ cần lời nói "Cảm ơn" hay "Làm tốt lắm" đã có ý nghĩa không nhỏ.
Lãnh đạo tồi luôn khiến công việc của nhân viên thêm phần vất vả, cực nhọc, không ngừng đến những nhiệm vụ mới.
Nhân viên dành nửa cuộc sống của họ ở nơi làm việc. Hãy tạo một môi trường vui vẻ, ăn mừng những thành công và gắn kết mọi người với nhau.
Công việc của một lãnh đạo là cung cấp công cụ, hỗ trợ mà nhân viên cần để hoàn thành công việc hiệu quả. Việc giám sát quá mức sẽ tạo gánh nặng lớn cho nhân viên.
Khi bạn đã thuê ai đó làm việc gì, hãy tin tưởng họ sẽ hoàn thành việc đó. Liên tục giám sát từng động thái của nhân viên sẽ khiến họ mất động lực và tinh thần làm việc.
Đôi khi lãnh đạo nên biết khi nào cần lùi lại, để nhân viên tự làm việc của mình.
Hãy hỏi thành quả của nhân viên. Hãy khuyến khích nhân viên sáng tạo những ý tưởng mới. Họ sẽ cảm thấy muốn chia sẻ với bạn hơn. Tuy nhiên một việc tệ hơn cả không hỏi chính là hỏi nhưng không làm gì cả với những thành quả nhân viên đạt được.
Một trong những lý do hàng đầu nhân viên rời bỏ công ty là thiếu cơ hội phát triển. Nhân viên có thể nhận ra được sếp có muốn đầu tư đào tạo, giúp nhân viên phát triển chuyên môn hay không.
Hãy khuyến khích thế mạnh của nhân viên, ghi nhận những kỹ năng khác nhau ở mỗi nhân viên và tạo cho họ những cơ hội.
Nếu có nhân viên trong bộ phận của bạn muốn chuyển sang phòng ban khác, hãy tạo điều kiện cho họ thay vì gây khó khăn.
Lãnh đạo có thể đạt đỉnh cao thành công và lợi ích, nhưng nếu đối xử không thỏa đáng với nhân viên, họ vẫn sẽ rời đi.
Nếu lãnh đạo xây dựng được nền tảng quan tâm dành cho nhân sự, họ sẽ dễ dàng dẫn dắt và giữ lại những nhân viên giỏi.
Nhân viên có thể nhận ra được lãnh đạo có chân thật và muốn tốt cho họ hay không. Khi nhân viên có một người sếp biết quan tâm, họ sẽ phát huy vượt mong đợi để đảm bảo kết quả thành công nhất.
(Theo Linkedin)