Thành phố Nagqu rộng 450.000 m2, được bao quanh bởi núi Tanggula và núi Nyainqentanglha hùng vĩ ở khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Vùng đất này không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp mà còn rất giàu tài nguyên với vô số khoáng chất năng lượng khác nhau, cùng thảm thực vật đa dạng quý hiếm.
![f86996e189c2d3bfc40468a8b60fa8f8](https://i.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/files/content/2025/02/10/f86996e189c2d3bfc40468a8b60fa8f8-1722.jpeg)
Tuy nhiên, hàng nghìn năm qua, không có bất kỳ một cây xanh nào mọc lên ở vùng đất tươi đẹp này. Dù con người áp dụng nhiều biện pháp, kỹ thuật trồng trọt thì cây cối ở đây cũng không thể tồn tại được.
Nguyên nhân đầu tiên cản trở sự phát triển cây cối ở Nagqu là do lớp băng vĩnh cửu ở đây. Thành phố này nằm ở độ cao hơn 4.513 m so với mực nước biển, nhiệt độ rất lạnh và phần lớn đất đai bị đóng băng quanh năm. Điều này khiến rễ cây khó hấp thụ nước và khoáng chất.
Ngay cả khi lớp băng tan ra, nhiệt độ lòng đất vẫn rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng chất của hệ thống rễ cây, khiến cây không thể phát triển.
![4ce3e6d09589e0989e95acfeb49b5420](https://i.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/files/content/2025/02/10/4ce3e6d09589e0989e95acfeb49b5420-1731.jpeg)
Nguyên nhân thứ hai là vì gió quá mạnh. Trên địa hình đồi núi cao ở cao nguyên Tây Tạng, gió mạnh là hiện tượng thời tiết thường thấy và cản trở sự phát triển của cây cối. Đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 3 mỗi năm, các chuyên gia cho biết, sức gió thời điểm này mạnh tới mức có thể khiến những cây si khổng lồ bật gốc.
Một nguyên nhân khác khiến cây xanh khó tồn tại được ở Nagqu là hàm lượng oxy trong không khí cực kỳ loãng do địa hình vùng cao. Thực vật không chỉ thực hiện quang hợp mà chúng cũng cần cần tiêu thụ một lượng oxy nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng oxy ở Nagqu khó có thể giúp cây xanh phát triển bình thường.
![bd05405553cf0535e21f365c52f35e61](https://i.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/files/content/2025/02/10/bd05405553cf0535e21f365c52f35e61-1734.jpeg)
Người dân địa phương cố gắng thực hiện một số biện pháp trồng trọt hữu ích để khắc phục tình hình. Đầu tiên, họ thử phương pháp trồng cây trực tiếp.
Những loài cây to lớn được vận chuyển từ nơi khác và trồng trực tiếp vào mùa hè. Tuy nhiên, gió mạnh ở Nagqu khiến gốc cây không ổn định và không thể tồn tại sau một thời gian.
Phương pháp thứ hai được áp dụng là ươm mầm, để những hạt giống chịu lạnh lớn lên và nảy mầm bằng máy ươm, phân bò và rơm rạ. Quá trình nảy mầm thực sự rất thành công.
Tuy nhiên, sau giai đoạn này, chồi cây phải đối mặt với môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ thấp, thiếu oxy và chỉ sau 10 giờ, toàn bộ đều bị thối rễ, chết.
![thanh-pho-trung-quoc-khong-co-cay-xanh-04-08432177](https://i.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/files/content/2025/02/10/thanh-pho-trung-quoc-khong-co-cay-xanh-04-08432177-1735.jpg)
Cuối cùng, người dân thử nghiệm loại cây giống mới có thể thích nghi với hệ sinh thái của Nagqu. Ban đầu chúng phát triển rất tốt nhưng đến khi thời tiết chuyển lạnh, những cây non này không thể chịu đựng được nhiệt độ thấp và đất đóng băng.
Vấn đề ở huyện Nagqu cho đến nay vẫn là trọng tâm nghiên cứu của các chuyên gia, nhiều phương pháp trồng trọt đã được phát huy trong nhiều năm qua nhưng về cơ bản đều kết thúc trong thất bại. Con người vẫn chưa phá vỡ được sự kỳ diệu của thiên nhiên, Nagqu vẫn là một thành phố không có bất kỳ một cây xanh nào.
Anh ThịnhBạn đang xem bài viết Thành phố kỳ lạ nghìn năm không trồng nổi một cây xanh tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Tin liên quan
![từ khóa](https://sf.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/v2.2.85/templates/themes/images/tag.png)