7 đồ dùng gia đình có thể gây hỏa hoạn mà bạn không ngờ tới

Trong khi bếp ga, xe máy... là những đồ dùng mọi người thường nghĩ đến đầu tiên để đề phòng hỏa hoạn, thì sau đây là những vật dụng vô cùng nguy hiểm có sẵn trong các gia đình mà bạn hoàn toàn không ngờ tới.

Một số thiết bị trong nhà có thể gây hỏa hoạn mà bạn hoàn toàn không ngờ tới

Trang web Wikihow hướng dẫn cách kiểm tra 10 thiết bị có thể gây hỏa hoạn hầu như mọi gia đình đều có.

1. Thiết bị điện bị hỏng

Nên ngay lập tức sửa các thiết bị điện, đèn bị hỏng, có bật tia lửa khi khởi động hoặc gây sốc (chập điện) khi vận hành.

Các thiết bị điện cần được giữ cách xa các khu vực ẩm ướt, đặc biệt là trong nhà bếp, phòng tắm, tầng hầm và nhà để xe.

2. Ổ cắm, dây nối

Nếu một thiết bị có một phích cắm ba ngạnh, không bao giờ cắm vào một ổ cắm hai ngạnh. Ngoài ra, hãy thận trọng với các thiết bị điện có dấu hiệu dây nối bị rách, nứt...

Hãy dùng bút thử điện. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thiết bị cần được kiểm tra bởi một thợ điện.

Ngoài ra, nếu dây điện có dấu hiệu bị nóng bất thường, hãy nhờ thợ điện thay thế. Một khi dây điện đã bị nóng chảy thì nguy cơ cháy nổ là vô cùng lớn.

Đường dây điện phải đảm bảo được chạy an toàn, không bao giờ dùng dây điện (dây nối dài) dưới thảm hoặc dưới ngách cửa gỗ.

3. Đồ vải

Giữ quần áo, rèm cửa, và các đồ vật dễ cháy khác ít nhất 1,2m với tất cả lò sưởi, bếp, máy sấy... để đảm bảo chúng không bắt lửa.

4. Máy sấy quần áo

Máy sấy cần được lắp đặt bởi các thợ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.

Bộ phận thông hơi của máy sấy là rất quan trọng, chúng cần được đảm bảo nắp thông hơi ngoài trời sẽ mở ra khi máy sấy hoạt động.

Mỗi năm một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn nhận thấy rằng bạn dùng với tần suất lớn, hãy nhờ thợ bảo dưỡng lau chùi sạch ống thông hơi và kiểm tra độ an toàn của máy sấy.

Đừng để máy sấy chạy nếu bạn rời khỏi nhà hoặc khi đi ngủ.

Không bao giờ sấy các vật dụng tiếp xúc với các chất dễ cháy, như dầu ăn, xăng, sơn dầu, hoặc rượu.

Giữ cho khu vực máy sấy xa những thứ có thể cháy, chẳng hạn như hộp các tông hoặc quần áo.

5. Máy giặt

Máy giặt là thiết bị điện nhưng lại có nguồn cấp nước, vì vậy việc rò rỉ điện hay chập cháy là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần đảm bảo phích cắm và ổ cắm của máy giặt được nối đất đúng cách.

Không bao giờ giặt quá tải trọng cho phép.

6. Lò nướng, bếp điện

Các tai nạn cháy nổ trong gia đình cũng thường liên quan đến lò nướng. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến các nguyên tắc sau:

  • Hãy giữ lò nướng sạch sẽ, không có mỡ và các mảnh vụn dễ cháy khác.
  • Không bao giờ để các vật dễ cháy như tấm lót nóng hoặc khăn tắm gần bếp.
  • Không để lò nướng hoạt động mà không giám sát.
  • Không bao giờ dùng bình phun, bình xịt gần ngọn lửa.
  • Luôn luôn xoay cán nồi vào bên trong để tránh khả năng nồi bị gạt khỏi bếp.
  • Không bao giờ mặc quần áo với tay áo dài, lỏng lẻo trong khi nấu.
  • Định kỳ kiểm tra dây điện, bộ phận thoát hơi ở lò.
Để lò nướng hoạt động mà không giám sát có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc

7. Lò vi sóng

  • Không bao giờ vận hành lò vi sóng có cửa bị uốn cong, nứt, vênh, không thể đóng chặt.
  • Không đứng trực tiếp trước lò vi sóng trong khi đang hoạt động.
  • Không bao giờ vận hành lò vi sóng rỗng.
  • Giữ bên trong lò nướng, cửa sạch sẽ và không có vụn thực phẩm dễ cháy.
  • Không bao giờ sử dụng nồi, bát kim loại trong lò vi sóng.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan