Tâm lý tự ti không chỉ ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống mà còn tác động xấu tới sức khỏe tinh thần, có thể dẫn tới trầm cảm, lo âu,...
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn là người tự ti, đánh giá thấp khả năng của bản thân so với thực tế.
Khiêm tốn là tính tốt, nhưng bạn chỉ nên khiêm tốn ở mức độ vừa phải. Nếu bạn cư xử quá mức khiêm tốn thì có thể là do bạn không đủ tự tin vào bản thân.
Bạn nên phân biệt được khi nào nên khiêm tốn và khi nào nên nhận những lời khen khi bạn đã làm tốt việc gì đó.
Hành vi điển hình của người tự ti chính là không tin rằng bạn có giá trị lớn. Bạn thường nghĩ mình không giỏi giang lắm.
Khi bạn làm được một việc rất tốt bạn sẽ nghĩ là bởi việc đó dễ, chứ không phải vì bạn giỏi.
Người có tâm lý tự ti sẽ hay tự chỉ trích chính mình và cho rằng người khác cũng như vậy. Bạn có xu hướng nghĩ rằng mọi người chỉ nhìn thấy mặt xấu, khuyết điểm của bạn, cười cợt và phán xét bạn, mặc dù thực tế có thể không phải như vậy.
Một dấu hiệu rõ rệt cho thấy bạn thiếu tự tin vào bản thân chính là sợ bày tỏ quan điểm của riêng bạn.
Bạn cảm thấy mình nên nghe theo ý kiến của những người khác thì tốt hơn, vì theo quan điểm của bạn, họ là người có quyền lên tiếng hơn bởi bạn nghĩ họ giỏi giang, xứng đáng hơn.
Người đánh giá thấp chính mình sẽ hiếm khi làm việc gì đó để bản thân vui vẻ. Bạn thường nghĩ hàng triệu lý do để không làm việc bạn rất muốn làm, dù việc đó sẽ khiến bạn vui vẻ hơn.
Cách tuyệt vời để chống lại tâm lý tự ti chính là làm việc bạn thực sự thích.
Nếu lúc nào bạn cũng có tâm lý so sánh và nghĩ rằng người khác có thể làm tốt hơn bạn thì chắc chắn bạn đang thiếu tự tin.
Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên ngừng so sánh bản thân với người khác. Những sự so sánh này không chỉ có hại cho bạn và còn dựa trên những giả định sai lầm.
Người thiếu tự tin có nỗi sợ thất bại rất lớn. Bạn thà đi theo con đường người khác đã đi hơn là thử một con đường mới, một việc làm mới.
Bạn rất nhạy cảm, những thất bại tưởng như nhỏ nhặt cũng có thể khiến bạn càng tự ti hơn.
(Theo Bright Side)