12 sai lầm khiến bạn tự làm xấu hình ảnh của mình trong mắt người khác

Ai cũng muốn được gia đình, bạn bè và đồng nghiệp quý trọng. Nhưng đôi khi chúng ta lại tự hủy hoại hình ảnh, danh tiếng của mình bằng những lời nói hoặc hành vi bất cẩn tưởng như vô hại.

Dưới đây là một số sai lầm khiến bạn tự hạ thấp chính mình trong mắt mọi người.

1. Thao túng cảm xúc

Những câu hỏi như "Thật à?" được cho là một cách thao túng cảm xúc, nó khiến người khác phải xác nhận lại những gì họ đã nói.

Câu hỏi này thường khiến người khác khó chịu, dù có thể họ không nhận ra điều đó.

Hãy chú ý những lời bạn nói và thay thế câu hỏi "Thật à?" bằng câu nói khác thích hợp hơn.

2. Thảo mai, giả tạo khi giải thích

Nếu bạn định từ chối ai đó, hãy từ chối một cách cẩn thận, lịch sự song phải thẳng thắn. Thảo mai khen ngợi đối phương một cách giả tạo sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ hơn.

3. Cố gắng gạt bỏ mọi trách nhiệm

Đây là kiểu người không bao giờ chịu trách nhiệm. Họ cố gắng thoát khỏi mọi nghi ngờ trước khi họ bị buộc tội bất cứ điều gì.

Hành vi này cũng cho thấy một người không đáng tin. Họ sẽ không được mọi người tin tưởng, tôn trọng vì không có khả năng chịu trách nhiệm.

4. Lúc nào cũng tỏ ra như bị xúc phạm

Người lúc nào cũng tỏ ra như đang bị người khác xúc phạm hoặc ghen tuông vô cớ sẽ không được mọi người coi trọng. Họ sẽ bị coi như một đứa trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của chính mình. Nó cũng thể hiện sự tự ti của bạn.

5. Luôn gạt bỏ vấn đề của chính mình

Có những người không thích nói về vấn đề của họ và đó là quyền của họ. Nhưng nếu bạn muốn nói về vấn đề của mình thì không sao cả.

Nếu không thích, bạn cũng đừng ngại nói thẳng với những người luôn trút bỏ vấn đề của họ với bạn. Nếu không, bạn sẽ mệt mỏi và mọi người sẽ quen với việc bạn phải lắng nghe họ.

6. Không coi trọng cảm xúc của bản thân

Đôi khi chính chúng ta không coi trọng cảm xúc của mình và không mở lòng với người khác.

Nhưng rất có thể, nếu bạn chịu chia sẻ vấn đề của mình với người khác thì bạn sẽ bình tĩnh lại và ổn định cảm xúc hơn.

Những người không bao giờ nói ra cảm xúc của mình sẽ gây ấn tượng là người mạnh mẽ và khiến mọi người nghĩ rằng không cần quan tâm tới cảm xúc của họ.

7. Sử dụng từ 'thường' như một cái cớ

Chúng tôi sử dụng từ này để bào chữa cho lỗi của mình có vẻ bớt nghiêm trọng. Song thực tế đây là lời bào chữa tệ hại và chỉ khiến người khác khó chịu

Tốt hơn hết là bạn nên xin lỗi về những sai lầm của mình mà không cần bao biện nhiều.

8. Không tôn trọng mong muốn của bản thân

Khi bạn liên tục phớt lờ mong muốn và nhu cầu của mình vì tự ti hoặc vì người khác, thì những người khác cũng sẽ dần phớt lờ mong muốn bạn.

Hãy làm những gì bạn muốn làm nếu chuyện đó không ảnh hưởng tới bất kỳ ai.

9. Lúc nào cũng không hài lòng về điều gì đó

Ai cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh, nhưng có những người luôn luôn trong tình trạng này.

Không ai muốn làm bạn với những người như thế này. Sự tiêu cực sẽ khiến mọi người xa lánh bạn.

Ngoài ra, những người hay cáu kỉnh thường giao tiếp kém.

10. Đưa ra những lời buộc tội chung chung

Đôi khi, trong lúc tranh cãi, bạn có thể nói điều ngớ ngẩn. Nhưng bạn nên suy nghĩ thật kỹ những gì mình định nói.

Hãy nói cụ thể và giải thích cảm xúc, cảm giác của bạn. Những lời buộc tội chung chung nghe có vẻ như bạn chẳng có gì để nói và chỉ muốn gây gổ.

11. Tự nói xấu chính mình

Những lời có vẻ vô hại mà bạn nói khi trò chuyện với bạn bè có thể làm giảm giá trị của bản thân trong mắt người khác. Ngoài ra, chúng có thể ảnh hưởng tới lòng tự trọng của bạn. 

Hãy cố gắng tránh dùng những từ ngữ tiêu cực về bản thân như "béo", "xấu", "ngu ngốc",...

12. Dùng những cụm từ mọi người đã quá nhàm tai

Người đang nói chuyện với bạn có thể đã nghe cụm từ này hàng trăm lần, vì vậy chúng thực sự không có ý nghĩa gì.

Chúng chỉ khiến đối phương thấy khó chịu và cho thấy bạn đang không biết phải nói gì.

Vì vậy, nếu bạn không còn gì để nói thì đừng nói gì cả. Như vậy còn tốt hơn là bạn chỉ nói điều gì đó cho có.

(Theo BS)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan