Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Họa từ miệng mà ra

Họa từ miệng mà ra. Cứ tưởng “cái họa” đó chỉ là lời nói không hay. Theo nghĩa đen, dưới góc nhìn y khoa, “họa” ở đây là có thật. Bởi có đến hàng tỉ vi khuẩn chọn môi trường miệng làm nơi cư ngụ.

Họa từ miệng mà ra. Cứ tưởng “cái họa” đó chỉ là lời nói không hay. Theo nghĩa đen, dưới góc nhìn y khoa, “họa” ở đây là có thật. Bởi có đến hàng tỉ vi khuẩn chọn môi trường miệng làm nơi cư ngụ.

Từ trong ra ngoài, cơ thể chúng ta có hơn 10.000 loại vi trùng cư trú. Trong 10 bộ phận tập trung nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể con người, thì vi khuẩn tập trung nhiều nhất là ở miệng.

Theo nghiên cứu của GS. William Wade (Viện Nha khoa, Trường King’s College London) “miệng của một người khỏe mạnh là nơi trú ngụ của vô vàn các vi trùng khác nhau, trong đó có cả virus, nấm, sinh vật đơn bào và vi khuẩn.

Vi khuẩn chiếm số lượng đông đảo nhất - có khoảng 100 triệu vi khuẩn trong mỗi một mml nước bọt và hơn 700 loại vi khuẩn khác nhau trong miệng".

Miệng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vì nơi đây luôn ẩm và có nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Họa từ miệng mà ra 0

Vi khuẩn gây sâu răng nhìn dưới kính hiển vi

Và vấn đề là, hàng triệu vi khuẩn này liên tục sinh sôi chóng mặt, thành hàng tỉ vi khuẩn.

Làm một phép tính đơn giản, riêng 1 chiếc răng đã là nơi trú ngụ của 500 triệu vi khuẩn. Nếu không chăm chỉ đánh răng thì miệng chứa số dân cư của cả một hành tinh!. 

Trong đó, vi khuẩn gây bệnh viêm nướu có tốc độ di chuyển trong nước bọt rất nhanh, có thể tính với đơn vị vận tốc/giây. Chỉ một nụ hôn cũng đủ thời gian cho chúng chạy từ miệng người này sang người khác.

Ngoài ra vi khuẩn trong nước bọt có thể dính trên son môi, ly uống nước, nhạc cụ là những vật dụng hàng ngày của mỗi người rất dễ cho người khác mượn.

Một điều rất may mắn là, thực tế hầu hết trong số đó là có lợi bởi vì chúng giúp kiểm soát dân số của vi khuẩn có hại, virus, động vật nguyên sinh và nấm.

Họa từ miệng mà ra 1

Có thể thấy điều này ở ví dụ: những vết thương (nhẹ) trong miệng như cắn phải lưỡi, má, và những viêm nhiễm nhỏ có thể tự lành chỉ sau vài ngày.

Các nhà khoa học cho biết, cả tuyến nước bọt và niêm mạc trong khoang miệng đều chứa globulin A (SlgA) - một loại kháng thể có khả năng chống lại sự phân hủy và kháng lại các vi khuẩn gây bệnh.

Khi chúng ta vô tình cắn rách lưỡi, những kháng thể globulin A này sẽ ngay lập tức được "điều động" đến vị trí vết thương theo các tuyến nước bọt, và hình thành một lớp bảo vệ ngăn không cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và làm nhiễm trùng vết thương.

Bên cạnh đó, bên trong miệng và lưỡi được bao phủ bởi nhiều mạch máu có chứa tính kháng khuẩn.

Khi cắn phải lưỡi, máu được tiết ra ở các vết thương hở cũng có vai trò kháng lại vi khuẩn gây bệnh giống như kháng thể globulin A.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lưỡi và khoang miệng của chúng ta đã hoàn toàn được bảo vệ.

Trong một số trường hợp, vết thương do cắn phải lưỡi vẫn có thể bị nhiễm trùng, đặc biệt là đối với người có hệ miễn dịch yếu hoặc người cao tuổi. Khi lưỡi nhiễm trùng có thể sẽ gây sốt, sưng, và để lại sẹo.

Nặng nề hơn là từ những ổ răng nhiễm trùng nặng (như áp xe quanh chóp răng, áp xe nha chu, viêm mô tế báo lan tỏa,…)

Họa từ miệng mà ra 2

Vôi răng, là nơi trú ngụ của hàng tỉ vi khuẩn

Tình trạng nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (có thể xảy ra khi vi khuẩn từ một áp xe răng qua các mạch máu đến tim, gây nhiễm trùng và có thể đe dọa tính mạng), áp xe não (vi khuẩn có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu, gây nhiễm trùng não và có thể dẫn đến hôn mê). 

Y văn thế giới ghi nhận năm 2007, cậu bé 12 tuổi, Deamonte Driver sống ở Maryland, Mỹ đã chết sau khi bị biến chứng áp xe răng lây sang não. Hay như bé Bryle (người philipin) đã phát triển nhiễm trùng máu do nhiễm trùng răng.

Họa từ miệng mà ra 3

Áp - xe răng tạo nang dưới chóp răng

Những nhiễm trùng này bao giờ cũng khởi phát từ những tổn thương nhỏ. Tổn thương nhỏ không được điều trị kịp thời, cùng với việc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến những ổ nhiễm trùng khó hoặc không thể kiểm soát. Nó giống như một đám cháy lớn, nhiều khi chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa.

Phòng bệnh, bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng, bạn hãy loại bỏ những vi khuẩn – hoặc hạn chế sự hiện diện của chúng.

Chỉ bằng một động tác đơn giản là tạo thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt là những bữa ăn chứa nhiều tinh bột, chứa nhiều đường và những chất có thể bám dính vào răng.

Tạo thói quen sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cũng là một lựa chọn đơn giản mà rất hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn ở kẽ răng.

Dù bạn có đánh răng kỹ và nhiều đến thế nào thì những góc ở xa, ở trong răng cũng không được làm sạch, vì bàn chải đánh răng không với tới.

Vì vậy, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn mỗi 6 tháng hãy đi bác sĩ nha khoa để cạo vôi - lấy cao răng một lần.

Trước khi đi ngủ, bạn nên nhớ là đừng ăn gì nữa nhé!

Hãy tiêu diệt những vi khuẩn có hại, để lợi khuẩn có cơ hội phát triển. Cũng như Họa từ miệng mà ra. Nếu biết đề phòng và gìn giữ, thì họa sẽ biến thành phúc vậy.

Bs Trần Mừng/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO