Báo Điện tử Gia đình Mới

12 dấu hiệu cảnh báo con bạn bị trầm cảm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trầm cảm. Do đó, mọi bậc phụ huynh cần cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo con bị trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ em là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị chứ không chỉ đơn thuần là cảm giác buồn chán nhất thời.

Trầm cảm ở trẻ em có thể do hậu quả của việc xa cách bố mẹ hoặc người chăm sóc, do bệnh tật hoặc thương tích, hoặc do bị ngược đãi hoặc bỏ bê.

Empty

Đôi khi, những tình huống bất ổn có thể khiến trẻ có các triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như tai nạn giao thông hoặc chứng kiến bạo lực gia đình.

Các dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể rất khác nhau, khiến phụ huynh khó phát hiện. Điều bố mẹ nhận thấy là con mình buồn bực, chán nản hoặc hay thay đổi tâm trạng.

Khi những thay đổi về hành vi của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đủ nghiêm trọng để khiến bố mẹ lo lắng, thì đã đến lúc cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần trẻ em.

Dưới đây là 12 dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị trầm cảm:

  1. Mất hy vọng và buồn bã
  2. Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
  3. Hay khóc
  4. Tránh giao tiếp xã hội
  5. Khó tập trung
  6. Thay đổi thói quen ăn uống và ngủ
  7. Trẻ nhỏ có thể phàn nàn về đau bụng, đau cơ hoặc nhức đầu
  8. Một số trẻ trở nên quá nhạy cảm, hay thay đổi tâm trạng hoặc hung dữ
  9. Học hành sa sút
  10. Rối loạn ăn uống
  11. Có hành vi tự hại
  12. Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát

Trẻ sẽ không biểu hiện tất cả các triệu chứng này, nhưng bố mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi đáng lo ngại.

Empty

Tiền sự gia đình mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc bạo lực gia đình là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ em.

Tin mừng là bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể điều trị được. Nếu vấn đề do di truyền hoặc sinh hóa thì thuốc có thể giúp ổn định tâm trạng. Tuy nhiên, bố mẹ nên thận trọng về những nguy cơ tiềm ẩn của thuốc chống trầm cảm ở trẻ em. Một số trẻ em phản ứng với thuốc chống trầm cảm bằng việc trở nên trầm cảm nặng hơn và có khả năng tự sát.

Tư vấn và tâm lý trị liệu có thể giúp trẻ và gia đình vượt qua tình trạng này. Bố mẹ có thể trao đổi với bác sĩ nhi khoa, chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý học và giáo viên của trẻ để cung cấp sự hỗ trợ, giúp trẻ bình ổn và hạnh phúc hơn.

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO