6 chữ cái giúp cứu sống người đột quỵ, ai cũng cần nhớ

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tức là trung bình mỗi 3 phút lại có một người rơi vào tình trạng này.

Đây là những con số thống kê đáng buồn, nhưng cũng cần biết rằng đột quỵ có thể điều trị được nếu người bệnh nhanh chóng nhận được sự trợ giúp.

Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột khi một động mạch trong cơ thể bị tắc nghẽn hoặc một động mạch trong não bị vỡ. 

Nếu được chăm sóc y tế nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, người bị đột quỵ có thể giảm thiểu nguy cơ tàn tật và tử vong.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần nắm được cách dấu hiệu đột quỵ và chủ động tìm kiếm sự trợ giúp y tế trong những trường hợp này.

Empty

Quy tắc "BEFAST" với 6 chữ cái viết tắt là một công cụ hữu ích hướng dẫn bạn giúp đỡ chính mình hoặc người thân trong trường hợp bị đột quỵ.

1. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các dấu hiệu chung của đột quỵ bao gồm:

  • Tê liệt hoặc yếu cơ mặt, tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên cơ thể
  • Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác
  • Đột ngột lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời
  • Nhìn đôi hoặc khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
  • Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng và khó đi lại
  • Đau nửa đầu đột ngột

Các dấu hiệu của đột quỵ ở nam và nữ có xu hướng giống nhau, nhưng ở nữ có thể ít dữ dội hơn và thường bị bỏ qua.

Ngoài các dấu hiệu được liệt kê ở trên, phụ nữ cũng có thể cảm nhận một số triệu chứng trước khi đột quỵ như:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sương mù não và các vấn đề về trí nhớ
  • Buồn nôn và nôn

2. Quy tắc BEFAST giúp xác định đột quỵ

Empty

6 chữ cái BEFAST là mẹo hữu ích để giúp nhận biết xem ai đó có đang bị đột quỵ  không và bạn nên làm gì.

  • B: Balance problems (Vấn đề về thăng bằng) - Người đó đột ngột không thể giữ thăng bằng, bị chóng mặt và khó đi lại.
  • E: Eyesight problems (Vấn đề về thị lực) - Người đó đột ngột bị mờ mắt, nhìn đôi hoặc nhìn thấy màu đen.
  • F: Face muscle drooping (Mặt xệ) - Một bên mặt bị xệ xuống và không thể hoạt động bình thường.
  • A: Arm numbness (Tê yếu cánh tay) - Một bên cánh tay đột ngột cảm thấy tê hoặc yếu và không thể nâng lên cùng lúc với bên kia.
  • S: Speech difficulties (Khó nói) - Người đó nói lắp, nói không mạch lạc hoặc không thể lặp lại các cụm từ.
  • T: Time to call for help (Nhanh chóng gọi giúp đỡ) - Nếu bạn hoặc ai đó đang gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, nhất là ở một bên cơ thể, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Chăm sóc y tế nhanh chóng là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng lâu dài hoặc tàn tật.

3. Các nguyên nhân có thể gây ra đột quỵ

Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ là không thể thay đổi được, như bệnh sử gia đình hoặc giới tính, nhưng một số yếu tố có thể phòng ngừa được.

Dưới đây là danh sách các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể được kiểm soát:

  • Hút thuốc lá
  • Tăng huyết áp
  • Béo phì
  • Uống quá nhiều rượu
  • Sử dụng ma túy
  • Bệnh tim
  • Bệnh tiểu đường

(Theo CNET)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính